Bước đầu tiên là nhận ra rằng quan điểm luân lý thế tục dựa trên một sự chia rẽ sâu sắc chạy xuyên suốt tư tưởng và văn hóa phương Tây—một sự chia rẽ
Theo đạo mà không hiểu đạo
Đừng nghĩ rằng những người ngoan đạo không bị ảnh hưởng. Nhiều người tự nhận là có đức tin hoặc là Kitô hữu đang bị thuyết phục
Hướng dẫn tới vùng hoang địa
Mạng sống con người và tính dục đã trở thành những vấn đề luân lý chủ chốt của thời đại chúng ta. Mỗi ngày, tin tức 24 giờ cho ta biết sự tiến bộ của cuộc cách mạng luân lý thế tục trong các lĩnh vực như tính dục, phá thai, trợ tử, đồng tính, và chuyển giới. Tư tưởng chính thống mới của thế giới tục hóa đang được áp đặt thông qua hầu như tất cả các tổ chức xã hội lớn: giới học thuật, truyền thông, các trường công lập, Hollywood, các công ty tư nhân và pháp luật.
Chúng ta dễ bị cuốn vào những tranh luận mới nhất hoặc câu chuyện tin tức nóng hổi. Tuy nhiên, các sự kiện đang diễn ra chỉ là bề nổi của vấn đề, như những con sóng trên đại dương. Các thay đổi thực sự diễn ra bên dưới bề nổi, nằm ở cấp độ thế giới quan. Những thay đổi này giống như sự di chuyển của các mảng kiến tạo gây ra những con sóng dữ dội trên bề mặt. Trong “Quý Trọng Thân Xác Mình,” chúng ta sẽ không chỉ dừng lại ở các tiêu đề câu view và khẩu hiệu hợp thời, mà sẽ đi xa hơn để khám phá thế giới quan đang thúc đẩy nền luân lý của thế giới thế tục. Bằng việc hiểu các nguyên tắc cốt lõi của thế giới quan này, bạn có thể tham gia một cách có hiểu biết và đồng cảm với tất cả những thách thức luân lý đang gây tranh cãi nhất ngày nay.
Với tư cách là một người từng theo chủ nghĩa bất khả tri, tôi đưa ra các góc nhìn của một người trong cuộc về các thuyết luân lý hậu hiện đại, cho thấy chúng làm giảm giá trị con người và phá hủy quyền con người.
Những người bất đồng với quan điểm được coi là phải đạo trong hệ thống luật pháp bị buộc tội không khoan dung và kỳ thị, bị gắn mác là cực đoan và kỳ thị nữ giới, và trở thành mục tiêu cho các chiến dịch nhục mạ và đe dọa. Bằng chứng ư? Trong quyết định Windsor năm 2013, Tòa án Tối cao Hoa Kỳ đã bác bỏ Đạo luật Bảo vệ Hôn nhân (DOMA), một luật liên bang công nhận hôn nhân là giữa một người nam và một người nữ. Đa số những ý kiến cáo buộc những người ủng hộ Đạo luật Bảo vệ Hôn nhân là họ bị thúc đẩy bởi “hận thù”, rằng mục đích của họ là để “làm mất danh dự,” “làm tổn thương,” “hạ thấp,” “làm nhục,” “nhục mạ,” và “làm hại” các cặp đôi đồng giới… để đánh dấu họ là “không xứng đáng,” để “áp đặt người khác vào thế bất lợi, một sự kỳ thị chế nhạo” và để “phủ nhận phẩm giá bình đẳng của họ.” Tóm lại, Tòa án không chỉ nói rằng những người ủng hộ hôn nhân nam nữ là sai lầm. Tòa án lên án họ là kẻ thù địch, đầy căm ghét và ác ý.
Những người không đồng ý với thái độ thế tục đang thịnh hành khiếu nại đến quyền tự do tôn giáo. Nhưng chủ tịch Ủy ban Quyền Dân sự Hoa Kỳ đã viết một cách khinh miệt rằng: “các cụm từ ‘tự do tôn giáo’ và ‘tự do tín ngưỡng’ không có ý nghĩa gì ngoài sự giả dối bao lâu chúng được dùng như những từ đặc trưng cho sự phân biệt đối xử, không khoan dung, phân biệt chủng tộc, phân biệt giới tính, hội chứng sợ đồng tính luyến ái, ghét bỏ Hồi giáo, sự thượng đẳng của Kitô giáo hoặc bất kỳ hình thức không khoan dung nào khác.”1 Hãy chú ý rằng cụm từ tự do tôn giáo được đặt trong dấu ngoặc một cách mỉa mai, như thể đó là một yêu sách không hợp pháp thay vì một quyền cơ bản trong một xã hội tự do.
Giai đoạn tiếp theo sẽ là từ chối công dân quyền tự do tôn giáo của họ—và nó đã bắt đầu. Những người chống lại cuộc cách mạng luân lý thế tục đã mất việc làm, công việc giảng dạy, và lao đao với doanh nghiệp của họ. Những người khác đã bị đuổi khỏi các chương trình cao học, mất quyền nhận con nuôi, bị buộc phải đóng cửa các trung tâm nhận con nuôi, mất tư cách là các tổ chức trong khuôn viên trường học… và danh sách đàn áp có khả năng sẽ tăng lên.2
Những quan điểm được coi là phải đạo chính trị này đang được thúc đẩy mạnh mẽ trên toàn cầu thông qua Bộ Ngoại giao, Liên Hợp Quốc, Liên minh Châu Âu, các quỹ tư nhân và truyền thông. Các quốc gia giàu có đang thúc đẩy các quốc gia nghèo thay đổi luật pháp về phá thai và tình dục như một điều kiện tiên quyết để nhận viện trợ.3 Cuộc cách mạng tình dục đang được toàn cầu hóa.
1. Chairman Martin R. Castro, “Peaceful Coexistence: Reconciling Nondiscrimination Principles with Civil Liberties,” US Commission on Civil Rights, September 29, 2016.
2. For specific examples, see John Corvino and Maggie Gallagher, Debating Same-Sex Marriage (New York: Oxford University Press, 2012); Ryan T. Anderson, Truth Overruled: The Future of Marriage and Religious Freedom (Washington, DC: Regnery, 2015).
3. See Gabriele Kuby, The Global Sexual Revolution: Destruction of Freedom in the Name of Freedom (Kettering, OH: Angelico Press, 2015).