Công tác chính của Đức Thánh Cha trong Tình Yêu và Trách Nhiệm là trình bày cái mà ngài gọi là “Nguyên Tắc Cá Nhân hay Nguyên Tắc Nhân Vị”.
Vấn đề về hôn nhân và giao hợp
Bài này được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị viết ra vào năm 1960 khi Ngài vẫn còn là vị Hồng Y của Tổng Giáo Phận Krakow, Ba Lan. Bài viết được in lại từ cuốn sách với tựa đề “Love & Responsibility/Tình Yêu và Trách Nhiệm.” Đoạn này rất hữu ích và được dịch bởi Dân Chúa.
Quan điểm của Kitô giáo về sự xấu hổ và đoan trang
Trong Sách Sáng Thế, chúng ta đọc Ađam và Evà trở thành “một xương một thịt” và họ “trần truồng mà không xấu hổ” (Sáng thế 2:24-25). Điều này nói về sự hợp nhất lúc ban đầu của Ađam và Evà – sự hợp nhất với nhau, sự hợp nhất nơi chính bản thân họ và với Chúa. Như chúng ta biết, sự hợp nhất mật thiết này chẳng bao lâu bị tội lỗi xé tan. (Họ nhận lấy hậu quả của tội lỗi là trở nên sợ hãi, bất an, mâu thuẫn ngay trong chính bản thân và vì thế trở nên ích kỷ, làm điều tốt thì khó, luôn có xu hướng làm điều mình không muốn làm, v.v…).
Cuộc cách mạng tình dục của ĐTC Gioan Phaolô II: bạn cần học biết yêu
Chỉ cần yêu nhau là đủ. Đó là điều bạn thường nghe nhưng thật sự có đúng vậy không? Thực tế không thiếu chuyện tình yêu không có kết quả như mong ước.
Từ thôi thúc tình dục đến tình yêu
Trong bài suy niệm thứ nhất về “Tình Yêu và Trách Nhiệm” của ĐTC Gioan Phaolô II, chúng ta đã bàn về “Nguyên Tắc Nhân Vị” là nguyên tắc cho rằng chúng ta không được đối xử với người khác chỉ như phương tiện để đạt được mục đích của mình. Chúng ta cũng thấy “Chủ Nghĩa Sử Dụng” hay “Chủ Nghĩa Vị Lợi” làm giảm tình thân giữa người với người, bởi vì nó đánh giá người khác theo ích lợi hay niềm vui mà chúng ta nhận được từ sự liên hệ với họ.
Có nhiều người lý luận rằng, vì yêu nhau, hai người có thể ăn ở với nhau như vợ chồng trước khi đi đến hôn nhân, và có thể dùng thân xác của nhau để làm cho nhau vui thỏa. Họ cho rằng làm như thế là chính đáng và cần thiết, vì đây là cách họ diễn tả tình yêu, đồng thời cũng để thử nhau xem có hợp hay không. Họ lý luận rằng cả hai người đều trưởng thành, tự ý thỏa thuận với nhau, và cùng có lợi, mà cũng chẳng làm hại gì đến ai. Vậy thì tại sao làm như thế lại sai?
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II chỉ cho chúng ta thấy hậu quả của những quan hệ ấy: “Đến giây phút mà họ không còn thấy thích hợp với nhau, và không còn có lợi cho nhau, thì họ không còn gì để hòa hợp nữa. Không còn tình yêu nữa trong cả hai người hoặc giữa họ…” (tr. 39). Vì liên hệ kiểu này tùy thuộc vào việc người kia có làm được gì cho tôi, và như thế tôi không coi người kia như một “con người” mà chỉ như một dụng cụ. Bao lâu người ấy còn thỏa mãn được tôi thì tôi yêu người ấy. Nếu chúng tôi không còn làm cho nhau thỏa mãn được nữa thì “anh đi đường anh, tôi đi đường tôi; tình nghĩa đôi ta chỉ thế thôi”. Đức Thánh Cha so sánh việc trao đổi tính dục này với việc dùng người khác trong mãi dâm.
Tình trạng thiếu tự tin chứ không phải tình yêu
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II ghi nhận rằng các liên hệ vị lợi chỉ đưa đến tình trạng sợ hãi và thiếu tự tin cho một hay cả hai người. Có một dấu hiệu báo động cho một người biết rằng họ đang ở trong một liên hệ vị lợi, là họ sợ bàn về những vấn đề khó khăn với người yêu.
Một lý do mà nhiều cặp, dù đang hẹn hò, đính hôn, hay đã thành hôn, không bao giờ dám đưa những khó khăn ra bàn với nhau, vì tận đáy lòng họ biết rằng quan hệ giữa họ không có một nền tảng vững chắc, mà chỉ là cùng nhau chia sẻ lạc thú hay lợi lộc. Một người sợ rằng khi mà liên hệ giữa họ trở nên thách đố, đòi hỏi, hay khó khăn cho người kia, thì người ấy có thể bỏ đi. Chỉ có một cách duy nhất để bảo vệ sự liên hệ này là che đậy những khó khăn và giả bộ rằng sự thể không tệ như thế.
“Cho nên tình yêu như vậy đương nhiên được hiểu là một sự giả vờ đã được vun trồng cẩn thận để che đậy một thực tại phũ phàng: thực tại ích kỷ,và loại ích kỷ tham tàn nhất, là lạm dụng người khác để cho mình được ‘vui sướng tối đa’” (tr. 39).
Đức Thánh Cha cho thấy cách mà những người trong loại liên hệ này đôi khi để cho người khác dùng mình để đạt được điều họ muốn từ liên hệ đó: “Mỗi người chỉ lo cho việc thỏa mãn sự ích kỷ của mình, và đồng thời cũng đồng ý phục vụ sự ích kỷ của người khác, bởi vì việc này có thể tạo dịp cho hai người được thỏa mãn, bao lâu cả hai đều thỏa mãn” (tr. 39). Trong trường hợp này, một người tự hạ xuống thành dụng cụ để cho người kia thỏa mãn ý định ích kỷ của mình.
“Nếu tôi coi người khác như phương tiện và dụng cụ trong sự liên hệ với tôi, thì tôi cũng không tránh khỏi việc coi mình như thế. Và ở đây chúng ta làm ngược lại với giới luật yêu thương” (tr. 39).
Bài này được dịch do Phạm Văn Khôi từ Love and Responsibility: Beyond the Sexual Urge by Dr. Edward Sri