Năm mười sáu tuổi, tôi đẩy chiếc xe tải của mình ra khỏi bãi đậu xe nhà thờ và lái về nhà. Ngồi cạnh tôi là cô nữ sinh trung học tôi thầm thương trộm nhớ suốt mấy tháng trời. Cô ấy xinh đẹp, bình dị, đoan trang, hài hước, ứng viên hoa khôi ngày họp mặt cựu học sinh, và chắc chắn không hợp gu với đám bạn của tôi. Tuy nhiên, tình cờ là cô ấy sống gần nhà tôi, và chúng tôi (tôi) đồng ý sẽ hợp lý khi cùng nhau đi đến ngày họp mặt.
Ngày họp mặt cựu học sinh sắp đến, vì vậy tôi quyết định ngỏ lời cầu may. Tôi biết rằng nếu niềm khát vọng dành cho một người con gái không đủ để tôi đối mặt với nỗi sợ bị từ chối, thì đơn giản là khát vọng ấy không đủ nhiều. Tim đập thình thịch, cổ họng nghẹn lại vì căng thẳng và mồ hôi tay ướt đẫm cả vô lăng, tôi ngỏ ý hỏi liệu cô ấy sẽ đi cùng tôi đến buổi khiêu vũ họp mặt cựu học sinh. Chẳng cần nói nhiều, cô ấy ngay lập tức nói đồng ý. Vài năm sau đó, chúng tôi đã cùng nhau tham dự một vài buổi khiêu vũ họp mặt nữa và trở thành những người bạn thân thiết hơn . . . và rồi sau đó cô ấy kết hôn với một người bạn của tôi. Dù là như thế, tôi nhìn lại đêm đó với một cảm giác mãn nguyện và tự hào. Nếu tôi không ngỏ lời hẹn với cô ấy chỉ vì tôi sợ bị cô ấy từ chối, tôi đã để cho nỗi sợ ấy điều khiển số phận của mình. Nhưng một người đàn ông được mời gọi làm điều ngược lại.
Trong nhiều thập niên vừa qua, tư tưởng cho rằng đàn ông có bổn phận khởi sự một mối quan hệ đã bị phủ nhận và lỗi thời. Người ta cho rằng phụ nữ nên tự do khởi đầu chuyện hẹn hò. Nhóm người khác còn biện luận rằng ai là người hẹn hò hoặc ai là người ngỏ lời cầu hôn chẳng có gì quan trọng cả. Nhưng đây là lý lẽ của tôi: Đó là vấn đề hệ trọng, và đó là công việc của đàn ông. Cho dù lý lẽ trên có thể vấp phải phản ứng bắt bẻ từ một số người, nhưng có một lý do cho thấy tại sao nền văn minh đã vận hành theo lý lẽ này trong nhiều thiên niên kỷ.
Từ ngàn xưa, đàn ông được giao phó nhiệm vụ khởi sự tình yêu, vì nỗi sợ và gánh nặng bị từ chối sẽ được trút bỏ khỏi phụ nữ và đặt lên vai người đàn ông vốn là nơi gánh nặng và nỗi sợ đó thuộc về. Đây không phải là biểu hiện trọng nam khinh nữ, nhưng đây là một nghĩa cử tôn trọng phụ nữ. Điều này cũng tương tự như tiêu chuẩn muôn thuở rằng, khi một người đàn ông dạo bộ với một người phụ nữ trên vỉa hè, anh ta nên đi ở giữa người phụ nữ và con đường. Nếu có xe ô tô chạy quá sát vỉa hè hoặc có xe chạy bắn nước về phía họ, hẳn anh ta sẽ là người lãnh đủ trước. Thể loại đàn ông nào lại muốn đứng ở chỗ khác cho được chứ?
Một số người có thể tranh luận: tư tưởng cho rằng đàn ông nên là người ngỏ lời yêu trước đơn giản chỉ là một định kiến về giới tính, bén rễ từ lề thói gia trưởng và sự áp đặt văn hoá. Nhưng nếu ngược lại thì sao? Nếu chính Chúa khắc ghi vào thân thể người nam không chỉ danh tính mà còn cả sứ vụ của họ? Và nếu các chuẩn mực văn hoá bắt nguồn từ loài người chúng ta, bao gồm cả nam và nữ?
Để xác thực lý thuyết này, hãy suy ngẫm về thể trạng của người đàn ông. Điều gì phân biệt đàn ông với “phái yếu”? Đó chính là, đàn ông sở hữu một sức vóc khác thường. Trung bình, nam giới có lượng cơ bắp nhiều hơn 36% so với nữ giới.23 90% nữ giới có lực cầm nắm yếu hơn 95% nam giới.24 Đương nhiên những điều này không có ý cho rằng nam giới thượng đẳng hơn. Nhưng nếu Chúa đã tạo ra cơ thể để nam giới với mục đích riêng của nó, thì điều này cho chúng ta biết rằng Người mong muốn chúng ta làm điều gì đó tốt lành với sức vóc này. Hơn thế nữa, cơ thể đàn ông được tạo ra để trao tặng món quà sự sống của tình yêu. Nhưng thật không may, nhiều người đàn ông lại lạm dụng chất nam tính của họ để thống trị và thao túng phụ nữ, sa đọa vào hành vi dâm ô nhưng không tạo ra sự sống.
Tuy nhiên, khi một người đàn ông trở thành con người anh ta được gọi để trở thành, khi đó anh ta sẽ khởi nguồn tình yêu, cam kết với người mình yêu, tạo ra sự sống với cô ấy và giữ gìn những điều anh ta tạo ra. Những biểu hiện nam tính này không đơn thuần chỉ là cách một người đàn ông nên hành động. Những biểu hiện đậm chất nam tính này cấu thành chính con người đàn ông là. Hãy suy xét những hậu quả xã hội khi một người đàn ông không sống theo lời kêu gọi này, hoặc nếu sống theo lời kêu gọi này nhưng bỏ cuộc giữa chừng: hậu quả sẽ là gì nếu một người đàn ông muốn yêu nhưng từ chối cam kết? Hậu quả đó là một thế hệ phụ nữ bị ruồng bỏ và những gã độc thân nhu nhược. Hậu quả sẽ là gì nếu một người đàn ông cam kết với người mình yêu nhưng lại quá đỗi sợ hãi để tạo ra sự sống? Xã hội loài người sẽ diệt vong. Hậu quả sẽ là gì nếu một người đàn ông tạo ra sự sống nhưng không giữ gìn điều anh ta đã tạo ra? Hậu quả đó là nạn phá thai và những bà mẹ đơn thân sống dưới mức đói nghèo với những đứa con không cha. Tắt một lời, tình thế lâm cảnh ngàn cân treo sợi tóc.
Đoạn thảo luận trên có thể khiến một số người coi là hơi cực đoan và thậm chí nghe như thể là về ngày tận thế. Những người khác có thể nhận ra chuỗi ý tưởng của đoạn thảo luận trên, nhưng họ cảm thấy bị đe dọa bởi mức độ trách nhiệm đòi buộc nơi họ. Mặc dù trên thực tế không phải mọi đàn ông đều được mời gọi lập gia đình, nhưng hết thảy đều được kêu gọi chính mình hãy là một món quà theo cách mang lại sự sống cho người khác. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân, đàn ông tìm đường thoái lui. Thường có một nguyên nhân chính cần được nêu ra: quan niệm sai lầm về tự do.
23 Janssen, et al., “Skeletal Muscle Mass and Distribution in 468 Men and Women Aged 18–88 Yr,” Journal of Applied Physiology (July 1, 2000).
24 Leyk, et al., “Hand-Grip Strength of Young Men, Women and Highly Trained Female Athletes,” European Journal of Applied Physiology 99:4 (2007): 415–21.
Leave a Reply