Nếu thiên nhiên có luận chứng mục đích và thân xác con người là một phần của tự nhiên, thì thân xác cũng có luận chứng mục đích. Thân xác vốn có sẵn trong nó mục đích, một phần của mục đích đó được thể hiện dưới dạng quy luật đạo đức. Về mặt đạo đức, chúng ta có nghĩa vụ phải đối xử với mọi người theo cách mà sẽ giúp họ hoàn thành mục đích của mình. Điều này giải thích tại sao đạo đức trong Kinh thánh không phải là tùy tiện. Đạo đức là cuốn sách hướng dẫn để hoàn thành mục đích ban đầu của Chúa đối với nhân loại, là cuốn sách hướng dẫn để trở thành kiểu người mà Chúa muốn chúng ta trở thành, là lộ trình để đạt tới telos (cùng đích) của con người. Điều này đôi khi được gọi là luật đạo đức tự nhiên vì nó dạy chúng ta cách đạt được bản chất thực sự của mình, cách trở thành con người trọn vẹn.
Theo quan điểm hướng đến mục đích này, không có sự phân đôi giữa thân xác và con người. Cả hai cùng nhau tạo thành một thể thống nhất về tâm sinh lý. Chúng ta tôn trọng và tôn vinh thân xác mình như một phần của mặc khải về mục đích của Chúa có cho cuộc đời chúng ta. Đó là một phần của trật tự của sự tạo dựng nhằm “công bố vinh quang của Thiên Chúa”.
Ngụ ý ở đây là cấu trúc vật lý của thân thể chúng ta tiết lộ manh mối về danh tính cá nhân của chúng ta. Cách thân xác chúng ta hoạt động cung cấp lý lẽ cho các quyết định đạo đức của chúng ta. Đó là lý do tại sao, như chúng ta sẽ thấy, đạo đức Kitô giáo luôn xét đến các sự kiện sinh học, khi thảo luận đến vấn đề phá thai (các sự kiện khoa học về thời điểm sự sống bắt đầu) hay tình dục (các sự kiện về sự khác biệt của giới tính và về sinh sản). Nền đạo đức Kitô giáo tôn trọng mục đích luận của tự nhiên và thân xác.
Leave a Reply