Một khi nó biến mất, nó sẽ biến mất. Đó là tất cả những gì lướt qua đầu tôi, bởi vì tôi biết mình sẽ không bao giờ lấy lại được trinh tiết của mình.
“Tôi chỉ là món đồ bị hỏng”
1/3 nữ giới bị lạm dụng tình dục trước tuổi mười tám.18 Người lạm dụng họ có thể là một thành viên trong gia đình, bạn của anh trai hoặc một người xa lạ. Dù là ai đi nữa, bị lạm dụng về thể xác hay tinh thần đều để lại những vết thương không thể nhìn thấy mà phải mất rất nhiều năm để chữa lành. Đặc biệt là khi lạm dụng về tình dục, nó có thể gây nên sự ngờ vực và sự oán giận sâu sắc đối với người khác giới. Đôi khi, nó thậm chí có thể tạo ra nhu cầu họ nghĩ người khác giới cần.
Vì sợ hãi hoặc xấu hổ, các nạn nhân thường giữ bí mật sự việc. Những kẻ lạm dụng sẽ tận dụng sự im lặng này để dụ dỗ đối tượng thay vì dùng vũ lực, vì như vậy, nạn nhân sẽ nghĩ rằng mình chấp nhận để bị lợi dụng.
Họ cố giấu những ký ức ấy và hy vọng một ngày chúng sẽ biến mất. Họ giữ lấy nỗi sợ là sẽ bị coi thường và bị đối xử như một món đồ hỏng nếu để người khác biết được những gì xảy ra. Họ thậm chí tự trách mình hoặc làm tổn thương cơ thể mình hầu tê liệt nỗi đau cảm xúc. Vì bị tổn thương, họ có thể tránh xa Chúa và nghi ngờ tình yêu của Ngài. Họ có thể kết luận rằng mình không xứng đáng được yêu thương. Đây là điểm nguy hiểm nhất. Họ dễ bước vào những mối quan hệ không lành mạnh vì cảm giác tuyệt vọng rằng mình không xứng đáng với bất cứ điều gì tốt hơn.
Nếu bạn đã từng rơi vào tình huống đó, hãy yên tâm rằng, mặc dù bạn không thể thay đổi quá khứ, bạn vẫn có thể ngăn không cho phép quá khứ quyết định tương lai của bạn. Bạn không hề cô đơn. Hãy cố gắng tìm và tâm sự với một người lớn mà bạn tin tưởng.
Thật dễ hiểu khi những bi kịch trong cuộc sống khiến chúng ta nghi ngờ Thiên Chúa. Nhưng ngay cả khi niềm tin của bạn lung lay, và tình yêu dường như vắng bóng, đừng từ bỏ hy vọng. Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã từng nói với người trẻ rằng: “Trái tim của các con mang rất nhiều thương tích, bởi do thế giới người lớn gây ra!”19 Đức Thánh Cha chia sẻ Ngài đã trải qua nhiều đêm tối của cuộc đời, nhưng “Cha đã thấy đủ bằng chứng để tin chắc rằng không có khó khăn nào, không có nỗi sợ hãi nào lớn đến nỗi có thể bóp nghẹt hoàn toàn niềm hy vọng nảy sinh trong trái tim người trẻ. Đừng để hy vọng đó chết đi! Hãy đặt cược cuộc sống của các con trên đó! Chúng ta không phải là tổng thể của những yếu điểm hay thất bại, chúng ta là tổng thể tình yêu của Chúa Cha dành cho ta.”20
Vì vậy, đừng nghĩ rằng bạn không còn giá trị hoặc mất giá trị vì những gì đã là quá khứ. Bất kể điều gì đã xảy ra, bạn vẫn còn chính mình để trao tặng. Bạn vẫn là một tạo vật độc nhất của Thiên Chúa, được tạo nên bởi tình yêu và cho tình yêu – tình yêu mà Ngài đã dự định dành cho bạn từ khi tạo thành bạn trong bụng mẹ. Nếu bạn được gọi để sống ơn gọi hôn nhân, thì bằng cách hiến dâng trọn vẹn trái tim mình cho Chúa, một ngày nào đó bạn cũng sẽ có thể trao trọn bản thân mình cho người chồng tương lai.
18 Cf. Diana Russell, “The Incidence and Prevalence of Intrafamilial and Extrafamilial Sexual Abuse of Female Children,” in Handbook on Sexual Abuse of Children, ed. Lenore Walker (New York: Springer Publishing Co., 1988).
19 John Paul II, address to the youth of Rome and Lazio, April 1, 2004.
20 John Paul II, homily at concluding Mass of World Youth Day, July 28, 2002.
Tự do hay nô lệ
Tôi nhớ mình đã ngồi một mình trong vệ sinh, khổ não chờ đợi kết quả xem mình có thai không. Sáu mươi giây thì như là vĩnh hằng. “Phủ định! Cảm ơn Chúa! ”
Tôi quan hệ trước hôn nhân thì tổn hại đến ai?
Có thể chúng ta là người đang lừa dối mình? Tôi đã hỏi câu này đến cả triệu lần. Tôi biết mình đang bị tổn thương,