Nhưng chẳng phải thế giới này đã sa ngã, đã phạm tội và điều đó không có nghĩa là nó đã hư nát sao? Đúng vậy, nhưng khi nhấn mạnh quá mức đến về sự sa ngã,
Cái nhìn tích cực về thân thể
Nhưng chờ đã, chẳng phải thánh Phaolô cũng nói về “con người/thân xác tội lỗi” (Rô-ma 6:6) sao? Và điều đó không có nghĩa là thân xác là nguồn gốc của sự dữ sao?
Ai mới là tác giả của vật chất?
Ảnh hưởng của chủ nghĩa khổ tu thậm chí đã tạo ra một phiên bản Kitô giáo của sự phân chia hai tầng – chúng ta gọi đó là sự phân chia giữa sự thánh thiêng và trần tục. Đó là một tâm thế xem phạm trù thiêng liêng là tốt và quan trọng, trong khi hạ thấp phạm trù vật chất thành một sự dữ nhưng cần thiết.
Sự phân chia giữa thánh thiêng và trần tục là một lý do chính khiến nhiều Kitô hữu không cảm nhận được sức mạnh và niềm vui được hứa hẹn trong Kinh Thánh. Họ đến nhà thờ vào Chủ nhật nhưng không nghĩ Kitô giáo có bất kỳ điều gì liên quan đến phần còn lại của cuộc sống họ. Như C. S. Lewis viết, họ coi thế giới vật chất là “dơ bẩn và phi tinh thần.”
Nhưng Lewis đưa ra một câu trả lời dí dỏm: “Không có ích gì khi cố gắng trở nên thiêng liêng hơn Chúa. Chúa không bao giờ muốn con người chỉ là một sinh vật thiêng liêng thuần túy. . . . Ngài thích vật chất. Ngài đã tạo ra nó.”41
Và cuối cùng, Ngài sẽ cứu chuộc lại nó. Hình ảnh thần học cho sự phục sinh của thân xác là hạt giống: “Gieo xuống thì hư nát, mà trỗi dậy thì bất diệt. . . gieo xuống là thân thể có sinh khí, mà trỗi dậy là thân thể có thần khí”(1 Cô-rin-tô 15:42, 44). Thuật ngữ thân xác có thần khí thường bị hiểu nhầm là điều gì đó như một dạng linh hồn và không thể chạm vào. Nhưng cách mô tả này không nói lên thân xác được làm từ cái gì, mà là cái gì làm nó vận hành. Như một sự tương đồng, động cơ xăng không được làm từ xăng mà được vận hành bởi xăng. Vị giáo phụ vĩ đại, Thánh Augustinô giải thích, “[Thân xác] sẽ thuộc về thần khí không phải vì chúng sẽ ngừng là thân xác, mà vì chúng sẽ được duy trì bởi một Thần Khí ban sự sống mới.”42 Trong sự phục sinh từ cõi chết, thân xác chúng ta sẽ được hoạt động và duy trì hoàn toàn bởi Thần Khí của Chúa.
Vào thời điểm đó, điều mà ngôn sứ cổ đại Gióp đã nói sẽ trở thành sự thật: “Tôi sẽ được ngắm nhìn Thiên Chúa trong thân xác này” (Gióp 19:26).
Trái ngược với chủ nghĩa khổ tu, Kinh Thánh không coi thân xác là nguồn gốc cho sự suy thoái đạo đức. Thay vào đó, Kinh Thánh nói rằng tội lỗi bắt nguồn từ “trái tim”. Trong Kinh Thánh, từ trái tim không có nghĩa là cảm xúc của chúng ta như ngày nay. Nó có nghĩa là bản thể bên trong và động cơ sâu xa nhất của chúng ta, như chúng ta thấy trong những đoạn này: “Đừng để sắc đẹp nó quyến rũ lòng con” (Châm Ngôn 6:25). “Lòng chúng hám lợi” (Ê-dê-ki-en 33:31). Chúa nói, “Ta đành mặc họ lòng dạ chai đá, muốn đi đâu thì cứ việc đi” (Thánh vịnh 81:12).
Chính Chúa Giê-su đã đưa ra lời khẳng định: “Còn những cái gì từ miệng xuất ra, là phát xuất tự lòng, chính những cái ấy mới làm cho con người ra ô uế. Vì tự lòng phát xuất những ý định gian tà, những tội giết người, ngoại tình, tà dâm, trộm cắp, làm chứng gian và vu khống” (Mát-thêu 15:18–19).
Ê-dê-ki-en tóm tắt giáo huấn Kinh Thánh bằng cách nói rằng con người “dựng các ngẫu tượng trong tâm hồn” (Ê-dê-ki-en 14:3–7). Nguồn gốc của tội lỗi không phải là vì chúng ta có thân xác mà là vì chúng ta đặt những thứ khác ngoài Chúa vào trung tâm cuộc sống của mình và biến chúng thành ngẫu tượng. Thánh Phaolô giải thích ý tưởng này bằng cách nói những người không thờ phượng Đấng Tạo Hóa toàn năng sẽ thờ phượng một cái gì đó trong thế giới tạo vật: Theo lời ông, họ &ldqut;thay vì Thiên Chúa thật, họ đã theo những thần giả; họ đã tôn thờ những loài thụ tạo, thay vì chính Đấng Tạo Hoá” (Rô-ma 1:25).
Khi chúng ta đặt bất cứ điều gì vào vị trí của Chúa, chúng sẽ trở thành ngẫu tượng của chúng ta.
Đó là lý do tại sao Mười Điều Răn bắt đầu với điều răn thờ phượng và kính mến Chúa trên hết mọi sự. Khi trái tim chúng ta đặt Chúa làm trung tâm, chỉ khi đó chúng ta mới được tự do để thực hiện phần còn lại của các điều răn liên quan đến hành vi—những gì chúng ta làm với thân xác của mình.
41. Lewis, Mere Christianity, 64. Ngoài ra còn có những hình thức thần học tự do khẳng định rằng Chúa Giêsu không thật sự thực hiện các phép lạ trong thế giới vật chất—rằng Ngài không thực sự đi trên nước, chữa lành người bệnh hoặc sống lại từ cõi chết—đúng hơn, đó chỉ là những cách nói thần thoại mà Giáo hội tiên khởi đã nghĩ ra để thể hiện đức tin của mình. Thần học tự do giống với thuyết Ngộ đạo ở chỗ coi thường sự sống thể xác trên thế giới này.
42. Quoted in Felker Jones, Marks of His Wounds, 39.
Không được sờ! Không được chạm!
Nhưng có phải chính Kitô giáo dạy rằng thân xác thấp kém hơn linh hồn không? Chẳng phải thân xác là một trở ngại