Còn về an tử thì sao? Nó biểu lộ thế giới quan phân mảnh hai tầng như thế nào? Nhiều người Mỹ vẫn còn nhớ vụ Terri Schiavo năm 2005. Terri là một phụ nữ trẻ đã lập gia đình, bị ngừng tim và được một số bác sĩ tuyên bố là đang ở trạng thái thực vật dai dẳng. Chồng cô muốn ngừng cung cấp thức ăn và nước uống cho cô. Nhưng gia đình ruột của cô, những người chăm sóc cô, đã phản đối chẩn đoán đó. Họ mời về các chuyên gia y tế, những người nói rằng Terri đã đáp lại những nỗ lực giao tiếp. Sau hàng loạt vụ kiện được công bố rộng rãi và thậm chí cả sự can thiệp của Quốc hội Hoa Kỳ, thức ăn và nước uống đã bị từ chối, dẫn đến việc cô chết dần chết mòn vì thiếu nước và vì đói.
Câu chuyện của Terri được đăng trên các phương tiện truyền thông như một vụ về quyền được chết. Nhưng Terri không chết. Cô ấy không bị bệnh nan y. Vì vậy, quyền được chết thực sự không phải là trọng tâm của cuộc tranh luận. Vấn đề cốt lõi là lý thuyết về con người. Trong một cuộc tranh luận trên truyền hình, Wesley Smith của Discovery Institute đã hỏi một nhà đạo đức sinh học từ University of Florida, “Bạn có nghĩ Terri là một nhân vị không?”
“Không, tôi nghĩ cô ấy không là một nhân vị,” nhà đạo đức sinh học trả lời. “Tôi nghĩ có sự nhận thức là một tiêu chí thiết yếu của tính nhân vị.”14
Dù bạn nghĩ gì về vụ án của Terri, những lời trao đổi ở trên cho thấy ý nghĩa thế giới quan của họ. Theo thuyết nhân vị, nếu bạn bị thiểu năng trí tuệ, nếu bạn không còn có mức độ hoạt động vỏ não mà ai đó tùy tiện quy định, thì bạn không còn là một nhân vị nữa – mặc dù rõ ràng bạn vẫn là con người.
Những người ủng hộ việc từ chối thức ăn và nước uống của Terri bao gồm một nhà thần kinh học tên là Ronald Cranford, người tự phong cho mình là “Bác sĩ ủng hộ cái chết nhân đạo.” Cranford nổi tiếng trong việc quảng bá an tử ngay cả đối với những người khuyết tật có ý thức và di động phần nào đó. Trong một trường hợp ở California, một người đàn ông tên Robert Wendland bị tổn thương não trong một vụ tai nạn ô tô. Anh ta có thể thực hiện các bài kiểm tra logic bằng các chốt màu, nhấn nút để trả lời các câu hỏi có và không, và thậm chí di chuyển dọc hành lang bệnh viện trên xe lăn điện (như nhà vật lý nổi tiếng Stephen Hawking). Tuy nhiên, Cranford đã lập luận trước tòa rằng Wendland không phải là một nhân vị và rằng thức ăn và nước uống của anh ta nên bị từ chối.15
Theo sự phân đôi thân xác/nhân vị, chỉ phần sinh học của loài người thôi (thuộc tầng dưới) thì không bị ràng buộc bởi đạo đức luân lý. Các cá nhân phải đạt được địa vị ngôi vị bằng cách đáp ứng một bộ tiêu chí bổ sung – khả năng đưa ra quyết định, thực thi khả năng tự nhận thức, lập kế hoạch cho tương lai, v.v. (thuộc tầng trên). Chỉ những người đáp ứng các điều kiện bổ sung này mới đủ điều kiện là những nhân vị [có quyền sống].
Những người không có đủ tiêu chuẩn sẽ bị giáng cấp xuống thành không phải nhân vị. Và không phải nhân vị thì chỉ là một thân xác—một vật thể dùng một lần, một nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể được sử dụng để nghiên cứu hoặc thu hoạch nội tạng hoặc các mục đích chỉ vì lợi ích khác, chỉ dựa vào phân tích chi phí-lợi ích.
Tương tự như việc phá thai, chúng ta đang nói logic đằng sau chính hành động đó, bất kể cá nhân cảm thấy thế nào về nó. Bạn có thể với tấm lòng từ bi kết thúc cuộc đời của một bệnh nhân đang đau khổ. Nhưng hành động của bạn hàm ý một thế giới quan hai tầng đang mất nhân tính – một thế giới trong đó con người không có quyền, chỉ nhân vị mới có quyền. Cách duy nhất để chống lại nền văn hóa sự chết là chấp nhận rằng tất cả con người là những nhân vị [có quyền sống]. Không ai bị loại trừ. (Chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về an tử và hỗ trợ tự tử trong chương 3.)
14. Wesley J. Smith, “Personhood Theory: Why Contemporary Mainstream Bioethics is Dangerous,” National Review, March 25, 2005.
15. See Wesley Smith, The Culture of Death (New York: Encounter Books, 2000), 73–78. Trong một số trường hợp, có thể có lý do chính đáng để không kéo dài sự sống bằng “các giải pháp phi thường”, tức là các thủ thuật gây đau đớn và xâm phạm dẫn đến việc những người sắp chết, được nối với máy móc trong phòng vô trùng ở cách bệnh viện. Xem chương 3 trong cuốn sách này. Nhưng thực phẩm và nước uống không nên được coi là “giải pháp đặc biệt”.
Leave a Reply