Vậy thì vì sao Cựu Ước đề cập đến các tập tục rõ ràng gắn liền với văn hóa, như lệnh cấm pha trộn hai loại sợi vào vải? Làm sao ai đó có thể biện minh cho việc lựa chọn giữa các luật của Cựu Ước? Trong thời kỳ Tân Ước, những cuộc tranh cãi gay gắt nhất chỉ xoay quanh câu hỏi này. Liệu những người tin vào Chúa Kitô vẫn phải thực hành “các phong tục của người Do Thái” (Ga-lát 2:14), như cắt bì và tránh thức ăn cúng thần tượng? Câu trả lời là không. Luật đạo đức vẫn được áp dụng nhưng luật nghi lễ và dân sự thì không.72
1. NGHI LỄ: Các luật lễ nghi mang tính biểu tượng, cai quản việc thờ phượng trong đền thờ — hy lễ, lễ hội, thực phẩm, chức tư tế, thờ phượng, cắt bì và sự thanh khiết theo nghi thức (luật thanh sạch). Ngay cả trong thời Cựu Ước, những luật này không mang tính phổ quát; chúng không được áp dụng cho các quốc gia khác. Các ngôn sứ nhận ra sự khác biệt giữa các luật đạo đức và luật lễ nghi: “Ta muốn lòng nhân từ chứ không cần hy lễ, thích được các ngươi nhận biết hơn là được của lễ toàn thiêu” (Hô-sê 6:6). Chúa Giê-su trích dẫn cùng một câu Kinh Thánh để giúp những người Pharisêu hiểu sự phân biệt này (Mt. 9:13). Và Ngài đã công khai từ chối các luật thanh tẩy. “Như vậy là Người tuyên bố mọi thức ăn đều thanh sạch” (Mc. 7:19).73
Lệnh cấm dệt hai sợi vải khác nhau lại với nhau là một luật lễ nghi, nhằm tượng trưng cho sự thanh khiết và thánh thiện. Thực tế, lịch sử của Cựu Ước đầy rẫy các biểu tượng và điềm báo về Đấng Mê-si-a.74 Nhưng không ai cần điềm báo khi thực tại đã đến. Thánh Phaolô viết, “Đừng ai xét đoán anh em về chuyện đồ ăn thức uống, hay về mục ngày lễ, ngày đầu tháng, ngày sa-bát. Tất cả những cái đó chỉ là hình bóng những điều sắp tới, nhưng thực tại là thân thể Đức Ki-tô.” (Cl. 2:16–17). Hội thánh sơ khai đã ngừng tuân theo các luật hiến tế cũ khi họ hiểu rằng Chúa Kitô đã đến để là hy lễ tối thượng.
2: DÂN SỰ. Các luật dân sự là cần thiết vì Israel là một quốc gia. Ngay cả trong thời Cựu Ước, những luật này không phải mang tính phổ quát; chúng không được áp dụng cho các quốc gia khác. Chúng kết thúc khi Israel cổ đại không còn tồn tại như một quốc gia chính trị.
Luật dân sự dựa trên luật đạo đức, nhưng hai loại luật này không tương đương nhau. Chúa Giê-su đã chỉ ra sự khác biệt khi Ngài nói rằng ly hôn là sai về mặt đạo đức nhưng được phép theo luật dân sự vì lòng người “cứng cỏi” (Mt. 19:8). Tương tự, các tập tục như nô lệ và đa thê không được coi là lý tưởng về mặt đạo đức nhưng được phép về mặt pháp lý. Ngược lại, quan hệ đồng tính không được phép về mặt đạo đức cũng như pháp lý.75
3: LUÂN LÝ: Các luật đạo đức luân lý được áp dụng một cách phổ quát, cho tất cả mọi người ở mọi thời điểm. Kinh Thánh lên án tất cả các quốc gia, không chỉ riêng Israel, về sự tham lam, bất công, áp bức, bạo lực và vô đạo đức tình dục. Tân Ước lặp lại những nguyên tắc đạo đức này để chỉ ra rằng chúng vẫn còn hiệu lực.
Chính Chúa Giê-su đã xác nhận đạo đức tình dục của Cựu Ước. Khi được hỏi về hôn nhân, Ngài đã trích dẫn đoạn văn từ sách Sáng Thế làm nền tảng. “Các ông không đọc thấy điều này sao?” Ngài hỏi—ngụ ý rằng đoạn văn này nên được coi là quyết định. “Thuở ban đầu, Đấng Tạo Hoá đã làm ra con người có nam có nữ” (Mt. 19:4). Các Kitô nên lấy mẫu hình nhân loại của họ từ thuở sáng thế.
72. Sự khác biệt giữa ba loại luật này có nguồn gốc từ thời kỳ đầu của giáo hội, khi các nhà thần học tìm cách giải thích tại sao luật dân sự và nghi lễ của người Do Thái không còn ràng buộc đối với người Kitô hữu, trong khi luật đạo đức vẫn còn. Chúng ta tìm thấy tài liệu tham khảo trong các giáo phụ cũng như trong Aquinas, Luther và Calvin. See Jonathan Bayes, “The Threefold Division of the Law,” first published in Reformation Today 177, http://www.christian.org.uk/wp-content/downloads/the-threefold-division-of-the-law.pdf.
73. Kinh Thánh làm rõ rằng các luật thanh sạch được áp dụng một cách tượng trưng đối với con người, không chỉ đối với thực phẩm. Thánh Phêrô thấy một thị kiến về các thức ăn ô uế và nghe tiếng từ trời phán rằng, “Những gì Thiên Chúa đã tuyên bố là thanh sạch, thì ngươi chớ gọi là ô uế”. Ông đã giải thích đúng thị kiến đó có nghĩa là, “Nhưng tôi thì Thiên Chúa đã cho tôi thấy là không được gọi ai là ô uế hay không thanh sạch.” (Acts 10:15, 28).
74. See Richard B. Hayes, The Conversion of the Imagination (Grand Rapids: Eerdmans, 2005).
75 Trong Tân Ước, một mặt, những thực hành như chế độ nô lệ đã bị tương đối hóa một cách triệt để. So với danh tính của chúng ta trong Đức Kitô, địa vị xã hội, chính trị, và kinh tế của bản thân trở nên ít quan trọng hơn nhiều: “Người đang làm nô lệ mà được Chúa kêu gọi, thì là người được Chúa giải phóng. Cũng vậy, người đang tự do mà được kêu gọi, thì là nô lệ của Đức Ki-tô” (1 Cô-rin-tô 7:22). Mặt khác, Phao-lô cũng nói với các nô lệ: “Nếu có thể được tự do, hãy nắm lấy cơ hội đó .” (câu 21 dịch từ HCSB). Làm sao hai chủ đề này có thể ăn khớp với nhau? Tân Ước khuyên các Kitô hữu nên tuân theo các phong tục của nền văn hóa của họ khi có thể, để làm rõ rằng Kitô giáo không chủ yếu là một chương trình cách mạng xã hội mà là sự biến đổi từ bên trong. Tuy nhiên, nếu bạn tìm thấy cách bày tỏ sự biến đổi bên trong đó bằng cách thay đổi hoàn cảnh bên ngoài, “hãy nắm lấy cơ hội đó.”
Và các Kitô hữu đã làm đúng như vậy. Như chúng ta đã thấy trong chương 2, ngay khi có cơ hội để gây ảnh hưởng đến các luật lệ của La Mã, họ đã cấm chế độ nô lệ tình dục. Vào thế kỷ thứ tư, Gregory thành Nyssa đã viết “cuộc tấn công đầu tiên vào chế độ nô lệ” (Harper, From Shame to Sin, 182). Vì thế,
Ngay từ thế kỷ thứ bảy, Thánh Bathilde (vợ của Vua Clovis II) đã trở nên nổi tiếng với chiến dịch chấm dứt buôn bán nô lệ và giải phóng tất cả nô lệ; vào năm 851, thánh Anskar bắt đầu nỗ lực ngăn chặn chế độ buôn bán nô lệ của người Viking. Việc Giáo hội sẵn sàng rửa tội cho nô lệ được coi là bằng chứng cho thấy họ có linh hồn, và chẳng bao lâu cả các vua chúa lẫn các giám mục – bao gồm William the Conqueror (1027–1087) và các Thánh Wulfstan (1009–1095) và Anselm (1033–1109) – đã cấm việc bắt giữ người Kitô hữu làm nô lệ. . . . Vào thế kỷ thứ mười ba, thánh Tôma Aquinas suy luận rằng chế độ nô lệ là tội lỗi, và một loạt các giáo hoàng đã ủng hộ quan điểm của ngài, bắt đầu từ năm 1435 và đạt đỉnh điểm với ba tuyên bố quan trọng của Giáo hoàng Paul III chống lại chế độ nô lệ vào năm 1537. (Rodney Stark, “The Truth about the Catholic Church and Slavery,” Christianity Today,July 1, 2003)
Điều mỉa mai đáng buồn là khi người Mỹ bắt đầu thực hành chế độ nô lệ ở Tân Thế giới, đã có một sự thuyết phục lâu đời kéo dài qua nhiều thế kỷ rằng chế độ nô lệ là sai trái. Những người sở hữu nô lệ không theo truyền thống Kitô giáo, như những người chỉ trích thường kết án. Họ đang vi phạm một giáo lý đạo đức của Kitô giáo đã có từ lâu.
Leave a Reply