Chẳng có cái gọi là an toàn tình dục. Đúng thật ra, khái niệm “An toàn tình dục là điều làm giảm giá trị con người.” (Video)
Trước hết, nó đánh đồng chúng ta với những con vật mà tiềm năng sinh sản bị lấy mất đi bởi vì chúng không có khả năng tự chủ.
Thứ hai, nó làm giảm giá trị tình dục của con người thành một hành động sinh dục đơn thuần vì nó ngụ ý rằng mọi người “an toàn” khi giảm nguy cơ lây nhiễm và mang thai. Chúng ta có nên quan tâm đến việc bảo vệ toàn bộ con người, bao gồm cả trái tim và linh hồn, thay vì chỉ các cơ quan sinh dục không? Tất cả những điều này đều bị ảnh hưởng bởi hoạt động tình dục, nhưng dường như bị bỏ qua bởi những người gọi quan hệ tình dục với bao cao su là “an toàn”.
Thứ ba, nó cho phép mọi người sử dụng người khác bằng cách tận hưởng thú vui tình dục mà không cần cam kết lâu dài. Bằng cách khuyến khích mọi người hãy “được bảo vệ” thay vì được tôn trọng, những người ủng hộ “tình dục an toàn” đang gây ra những vấn đề thay vì giả vờ giải quyết chúng. Ví dụ: đây là số liệu thống kê mà bạn không bao giờ nghe thấy:
– Virus gây u nhú ở người (HPV) là bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất trên thế giới.26 Nó gây ra 99,7% ung thư cổ tử cung, 27 và điều này giết chết hơn 288.000 phụ nữ mỗi năm! 28 Vì vậy, với mỗi bạn tình mà phụ nữ có, nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung gia tăng. Cơ thể của bạn, giống như trái tim của bạn, không được tạo ra cho nhiều bạn tình. Nó được tạo ra cho tình yêu lâu dài.
– Mặc dù sử dụng bao cao su có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến HPV, nhưng nó không mang lại nhiều khả năng bảo vệ khỏi HPV, vì vi rút lây lan khi tiếp xúc da với da khắp toàn bộ khu vực sinh dục, bao gồm cả đùi và bụng dưới của một người.29 Vấn đề lớn đến mức nào? Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh báo cáo rằng phần lớn phụ nữ có quan hệ tình dục đã bị nhiễm một hoặc nhiều loại HPV sinh dục.30 Chúc bạn may mắn tìm thấy điều đó trên nhãn cảnh báo của bao cao su!
– Nếu bạn quan hệ tình dục với một người, về căn bản bạn đã có quan hệ với tất cả những người mà anh ta hay cô ta từng lên giường với họ, chưa kể đến những người khác là bạn tình của các người đó nữa. Có quan hệ tình dục với một người đồng nghĩa với việc bạn có thể phơi mình ra cho nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục của hàng trăm người khác.31 Điều này rất đáng sợ, có ý kiến nói rằng 80% những người mắc bệnh đường tình dục không nhận biết về sự lây nhiễm của họ.32 Chẳng hạn như, một người bị nhiễm HIV có thể không biểu hiện triệu chứng của AIDS cho đến 10 năm sau.
– Quan hệ tình dục qua đường miệng có thể lây lan hầu như tất cả các bệnh về đường tình dục33, và dùng tay tiếp xúc với bộ phận sinh dục cũng có thể lây nhiễm một số bệnh.34 Vì vậy ngay cả người còn trinh cũng có thể bị nhiễm các bệnh tình dục,35 trong đó có cả ung thư vòm miệng, từ virút HPV.36
– Nếu một phụ nữ nhiễm khuẩn Chlamydia (xin tham khảo thêm tại đây) và không điều trị kịp thời, cô ấy có thể bị vô sinh. 75% phụ nữ và 50% nam giới không biểu hiện triệu chứng nhiễm Chlamydia sau khi họ bị nhiễm.37 Vì vậy, nó được gọi là “sự trừ khử trong thinh lặng”. Hãy suy nghĩ, các bạn gái, liệu một người đàn ông có đáng để cho bạn phải mất đi khả năng có những đứa con hay không?
– Đa số các bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể tồn tại trong cuộc hôn nhân mà không bị phát hiện. Ví dụ, 90% những người bị bệnh herpes sinh dục không biết rằng họ đã mắc bệnh.38 Trong trường hợp nhiễm HPV, bệnh sẽ ngày càng tỏ rõ cho người nhiễm nó. Nhưng khi người chồng bị HPV, vợ của anh ta có khả năng mắc ung thư cổ tử cung cao gấp 5 lần bình thường.39
– Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục không thể chữa dứt được, và nhiều bệnh còn truyền từ mẹ sang con. Trường hợp này có thể gây ra sự hủy hoại não bộ, mù mắt, câm điếc, viêm phổi, viêm gan, và cả chết khi mới sinh. Quan hệ tình dục có đáng để bị như thế không?
– Cứ mỗi 6 cô gái trẻ thì sẽ có một cô mang thai trong năm đầu tiên sử dụng thuốc ngừa thai.40 Đó là lý do tại sao ngay cả viện nghiên cứu của Planned Parenthood cũng phải thừa nhận rằng hầu hết các trường hợp mang thai ở trường trung học là do không sử dụng biện pháp tránh thai chứ không phải do không sử dụng. 41 Bây giờ, hãy cân nhắc rằng một phụ nữ chỉ có thể mang thai vài ngày trong tháng — nhưng bạn có thể bị STD bất cứ ngày nào.
– Thuốc viên ngừa thai can thiệp vào hệ miễn dịch của nữ giới,42 làm cô ấy có nhiều khả năng bị mắc bệnh truyền qua đường tình dục hơn.43 Giữa vô số các tác dụng phụ khác, thuốc ngừa thai làm gia tăng nguy cơ ung thư vú,44 ung thư cổ tử cung,45 ung thư gan,46 và chứng máu vón cục gây tử vong.47
– Phương pháp tiêm hoóc-môn (Depo-Provera) và keo dán ngừa thai (Ortho Evra) cũng có những nguy cơ tương tự, thậm chí tệ hơn.48 Đó là lý do tại sao các nhà sản xuất miếng dán ngừa thai đang phải đối diện với các vụ kiện tụng liên quan đến việc gây ra tử vong và thương tổn cho ít nhất 1000 phụ nữ.49
Trong khi đó, phụ nữ đã kiện các nhà sản xuất thuốc tiêm ngừa thai lên đến số tiền 700 triệu đô la!50 Một lý do cho các vụ kiện là thuốc tiêm ngừa thai bào mỏng dần xương của những người phụ nữ dùng chúng.51 Thật đáng lo ngại cho các cô gái trẻ, vì tuổi thanh thiếu niên là thời gian quan trọng cho sự phát triển của xương. Sau vài năm sử dụng thuốc tiêm ngừa thai, một thiếu nữ hai mươi tuổi sẽ có hệ cơ xương giống như của một người 50 hay 60 tuổi. Thú vị thay, vì sự dính líu của nó với bệnh ung thư vú, bác sĩ thú y đã ngừng chỉ định dùng thuốc tiêm ngừa thai này cho chó.52 Tuy vậy, nó vẫn được dùng cho phụ nữ, và thỉnh thoảng người ta tiêm thuốc này vào người nam phạm tội tình dục để hủy mất khả năng tình dục của họ!53
– Rất nhiều phụ nữ được bảo rằng đây là phương pháp kiểm soát sinh sản bằng nội tiết tố (thuốc viên ngừa thai, tiêm tránh thai hoặc keo dán) sẽ ngăn chặn việc mang bầu. Điều này đúng vào một lúc nào đó, nhưng thuốc có thể đã cho phép sự mang thai diễn ra, và rồi sau đó hủy bỏ đứa trẻ mới thành hình mà người mẹ không hề nhận thức được mình đã mang thai.54 Thuốc ngừa thai khẩn cấp cũng giống như thế. 55
– Khi ngừa thai nhân tạo thất bại, nhiều người đã phá thai như một giải pháp, và người ta bảo với họ rằng cuộc sống sẽ trở lại bình thường sau thủ tục này. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ đã bị trầm cảm, họ có khả năng tự sát gấp 6 lần một người phụ nữ chấp nhận cưu mang đứa bé.56
– Ý định của Thiên Chúa không phải là làm các cặp đôi chịu vô sinh vì các hành vi yêu đương. Thật sự, trong khi một nửa hay tất cả các cuộc hôn nhân kết thúc trong ly hôn, những cặp vợ chồng dùng phương pháp tránh thai tự nhiên có tỉ lệ ly hôn ít hơn 2%.57
Những thống kê trên được liệt kê ra không phải để làm bạn thấy hãi hùng. Chúng được nêu lên để bạn có khả năng yêu thương tốt hơn. Một khi bạn hiểu được “bản thiết kế” thân thể mình, bạn sẽ thấy chúng ta được kiến tạo để sống theo cách nào. Khi chúng ta đổi chiều của bản thiết kế này, chúng ta thường làm hại bản thân và người khác. Nhưng bằng thực hành đức trong sạch, bạn không chỉ bảo vệ bản thân mình, bạn bảo vệ người bạn đời tương lai và những đứa trẻ mà bạn sẽ có khi tiến đến hôn nhân.
Để được kiểm tra về bệnh STD, hoặc để tìm cách chữa lành sau phá thai cho các chàng trai cũng như các cô gái, hãy gọi trung tâm thai sản. Họ sẽ cho bạn biết nơi để đi và nó thường miễn phí. Đừng bỏ qua điều này vì sợ hãi. Nếu phòng khám đề nghị bạn dùng thuốc ngừa thai, bạn có thể từ chối, bởi vì bạn có sự tự chủ.
Bạn có thể tự hỏi, “Nếu tôi không thể sử dụng bao cao su, thì tôi phải làm thế nào để tự bảo vệ mình?” Đối với một người, bạn có thể biết rằng đó không phải là tình yêu nếu bạn cảm thấy cần phải bảo vệ mình khỏi người mình yêu. Bạn bảo vệ mình khỏi kẻ thù. Bạn đón nhận người yêu của bạn mà không cần dè dặt. Nếu bạn chưa kết hôn và chưa sẵn sàng đón nhận người đó một cách trọn vẹn, thì chưa đến lúc trao cơ thể cho người ấy. Chúng ta không được thiết kế để cho đi từng phần nho nhỏ. Để diễn tả hành động ân ái tình dục vĩ đại như thế nào, Chúa sử dụng nó để đưa một linh hồn không thể chết vào thế giới. Hành động ấy nói lên sự vĩnh viễn. Bằng sự tồn tại của mình, đứa trẻ đó đang nói, “Tôi là vĩnh viễn, vì vậy hai người cũng nên như vậy!”
Thông thường, cặp vợ chồng biết rằng họ chưa sẵn sàng cho sự hiến dâng trọn vẹn và cam kết mà cơ thể họ đang nói lên lời thề hứa, vì vậy họ phủ nhận tiến trình tự nhiên ban tặng sự sống của tình yêu. Họ coi việc mang thai như một căn bệnh mà họ phải được bảo vệ hoặc tiêm chủng, thay vì một món quà để nhận được một cách vui vẻ.
26 Cf. Martinon-Torres, et al., “Human papillomavirus vaccines: A new challenge for pediatricians,” Anales de Pediatría 65:5 (November 2006): 461–469; Trottier, et al., “The epidemiology of genital human papillomavirus infection,”Vaccine 24:S1 (March 2006): 4; Division of STD Prevention, “Prevention of Genital HPV Infection and Sequelae: Report of an External Consultants’ Meeting,” Department of Health and Human Services, Atlanta: Centers for Disease Control and Prevention (CDC) (December 1999): 1.
27 Cf. J.M. Walboomers, et al., “Human Papillomavirus Is a Necessary Cause of Invasive Cervical Cancer Worldwide,” Journal of Pathology 189:1 (September 1999): 12–19.
28 World Health Organization, International Agency for Research on Cancer, 2006, www.iarc.fr.
29 Cf. National Institutes of Health, “Scientific Evidence on Condom Effectiveness for Sexually Transmitted Disease (STD) Prevention” (June 2000) 26, www.niaid.nih.gov/dmid/stds/condomreport.pdf; House of Representatives, “Breast and Cervical Cancer Prevention and Treatment Act of 1999,” November 22, 1999.
30 Division of STD Prevention, “Prevention of Genital HPV Infection and Sequelae: Report of an External Consultants’ Meeting,” 7.
31 Cf. Bearman, et al., “Chains of Affection: The Structure of Adolescent Romantic and Sexual Networks,” American Journal of Sociology 110:1 (2004): 44–91.
32 Joe McIlhaney, M.D., Safe Sex (Grand Rapids, MI: Baker Book House, 1991), 23.
33 Cf. Medical Institute for Sexual Health, Sex, Condoms, and STDs: What We Now Know (Austin, TX: Medical Institute for Sexual Health, 2002); B. Dillion, “Primary HIV Infections Associated with Oral Transmission,” CDC’s 7th Conference on Retroviruses and Opportunistic Infections, Abstract 473, San Francisco, February 2000; Centers for Disease Control, “Transmission of Primary and Secondary Syphilis by Oral Sex—Chicago, Illinois, 1998–2002,” Morbidity and Mortality Weekly Report 51:41 (October 22, 2004): 966–968.
34 Cf. C. Sonnex, et al., “Detection of Human Papillomavirus DNA on the Fingers of Patients with Genital Warts,” Sexually Transmitted Infections 75 (1999): 317–319; Winer, et al., “Genital Human Papillomavirus Infection: Incidence and Risk Factors in a Cohort of Female University Students,” American Journal of Epidemiology 157:3 (2003): 218–226; Tabrizi, et al., “Prevalence of Gardnerella vaginalis and Atopobium vaginae in virginal women,” Sexually Transmitted Diseases 33:11 (November 2006): 663–665.
35 Cf. Ley, et al., “Determinants of Genital Human Papillomavirus Infection in Young Women,” Journal of the National Cancer Institute 83:14 (July 1991): 997–1003; Pao, et al., “Possible non-sexual transmission of genital human papillomavirus infections in young women,” European Journal of Clinical Microbiology & Infectious Diseases 12:3 (March 1993): 221–223.
36 Cf. Hammarstedt, et al., “Human Papillomavirus as a Risk Factor for the Increase in Incidence of Tonsillar Cancer,” International Journal of Cancer 119:11 (December 2006): 2620–2623.
37 Centers for Disease Control, “Tracking the Hidden Epidemics, Trends in STDs in the United States 2000,” (April 6, 2001), 6.
38 Cf. P. Leone, “Type-specific Serologic Testing for Herpes Simplex Virus-2,” Current Infectious Disease Reports 5:2 (April 2003): 159–165.
39 Cf. Bosch, et al., “Male Sexual Behavior and Human Papillomavirus DNA: Key Risk Factors for Cervical Cancer in Spain,” Journal of the National Cancer Institute 88:15 (August 1996): 1060–1067.
40 Haishan Fu, et al., “Contraceptive Failure Rates: New Estimates from the 1995 National Survey of Family Growth,” Family Planning Perspectives 31:2 (March/April 1999): 61.
41 Santelli, et al., “Contraceptive Use and Pregnancy Risk Among U.S. High School Students, 1991–2003,” Perspectives on Sexual and Reproductive Health 38:2 (June 2006): 109.
42 Cf. Yovel, et al., “The Effects of Sex, Menstrual Cycle, and Oral Contraceptives on the Number and Activity of Natural Killer Cells,” Gynecologic Oncology 81:2 (May 2001):254–262; Blum, et al., “Antisperm Antibodies in Young Oral Contraceptive Users,” Advances in Contraception 5 (1989): 41–46; Critchlow, et al., “Determinants of cervical ectopia and of cervicitis: age, oral contraception, specific cervical infection, smoking, and douching,” American Journal of Obstetrics and Gynecology 173:2 (August 1995): 534–43.
43 Cf. Baeten, et al., Hormonal Contraception and Risk of Sexually Transmitted Disease Acquisition: Results from a Prospective Study,” American Journal of Obstetrics and Gynecology 185:2 (August 2001): 380–385; Ley, et al., “Determinants of Genital Human Papillomavirus Infection in Young Women,” Journal of the National Cancer Institute 83:14 (July 1991): 997–1003; Prakash, et al., “Oral contraceptive use induces upregulation of the CCR5 chemokine receptor on CD4(+) T cells in the cervical epithelium of healthy women,” Journal of Reproductive Immunology 54 (March 2002): 117–131; Wang, et al., “Risk of HIV infection in oral contraceptive pill users: a meta-analysis,” Journal of Acquired Immune Deficiency Syndromes 21:1 (May 1999): 51–58; Lavreys, et al., “Hormonal Contraception and Risk of HIV-1 Acquisition: Results from a 10-Year Prospective Study,” AIDS 18:4 (March 2004): 695–697.
44 Cf. Chris Kahlenborn, MD, et al., “Oral Contraceptive Use as a Risk Factor for Premenopausal Breast Cancer: A Meta-analysis,” Mayo Clinic Proceedings 81:10 (October 2006): 1290–1302; Collaborative Group on Hormonal Factors in Breast Cancer, “Breast Cancer and Hormonal Contraceptives: Collaborative Reanalysis of Individual Data On 53,297 Women With Breast Cancer and 100,239 Women Without Breast Cancer from 54 Epidemiological Studies,” Lancet 347 (June 1996): 1713–1727; World Health Organization, “IARC Monographs Programme Finds Combined Estrogen-Progestogen Contraceptives and Menopausal Therapy are Carcinogenic to Humans,” International Agency for Research on Cancer, Press Release 167 (July 29, 2005).
45 Cf. Smith, et al., “Cervical Cancer and Use of Hormonal Contraceptives: A Systematic Review,” Lancet 361 (2003): 1159–1167.
46 Cf. World Health Organization, “IARC Monographs Programme Finds Combined Estrogen-Progestogen Contraceptives and Menopausal Therapy are Carcinogenic to Humans,” International Agency for Research on Cancer, Press Release 167 (July 29, 2005); La Vecchia, “Oral Contraceptives and Cancer,” Minerva Ginecologica 58:3 (June 2006): 209–214.
47 Cf. Physicians’ Desk Reference, 2415; Kemmeren, et al., “Third Generation Oral Contraceptives and Risk of Venous Thrombosis: Meta Analysis,” British Medical Journal 323 (July 2001): 131–134; Parkin, et al., “Oral Contraceptives and Fatal Pulmonary Embolism,” The Lancet 355:9221 (June 2000): 2133–2134; Hedenmalm, et al., “Fatal Venous Thromboembolism Associated with Different Combined Oral Contraceptives,” Drug Safety 28:10 (2005): 907–916; Sameuelsson, et al., “Mortality from Venous Thromboembolism in Young Swedish Women and Its Relation to Pregnancy and Use of Oral Contraceptives,” European Journal of Epidemiology 20:6 (2005): 509–516.
48 Cf. Physicians’ Desk Reference, 2409, 2620–2621; Morrison, et al., “Hormonal Contraceptive Use, Cervical Ectopy, and the Acquisition of Cervical Infections,” Sexually Transmitted Diseases 31:9 (September 2004): 561–567; U.S. Food and Drug Administration, “Ortho Evra (norelgestromin/ethinyl estradiol) Information,” Department of Health and Human Services (September 20, 2006).
49 Johnson and Johnson, SEC Filing, Quarterly Report for Period Ending 10/1/2006; Associated Press, “Birth Control Patch Linked to Higher Fatality Rate,” July 20, 2005.
50 http://www.ctv.ca/CTVNews/TopStories/20051219/depo_provera_051219/, “Class Action Suit Filed Over Birth Control Drug,” (December 19, 2005).
51 U.S. Food and Drug Administration, “Black Box Warning Added Concerning Long-Term Use of Depo-Provera Contraceptive Injection,” FDA Talk Paper (November 17, 2004).
52 “The Case Against Depo-Provera: Problems in the U.S.,” Multinational Monitor 6:2–3 (February/March 1985); Depo-Provera, Patient Labeling, Pharmacia & Upjohn Company (October 2004).
53 Cf. T.A. Kiersch, “Treatment of Sex Offenders With Depo-Provera,” The Bulletin of the American Academy of Psychiatry and the Law 18:2 (1990): 179–187; Assembly Bill 3339, “An act to repeal and add Section 645 of the Penal Code, relating to crimes,” California State Senate, Amended August 20, 1996; 2005; California Penal Code, 645.
54 Cf. Physicians’ Desk Reference, 2414, 2626, 2411; Larimore, et al., “Postfertilization Effects of Oral Contraceptives and Their Relationship to Informed Consent,” Archives of Family Medicine 9 (2000): 126–133.
55 Cf. Physicians’ Desk Reference, 1068; Plan B® (Levonorgestrel) Prescribing Information, Duramed Pharmaceuticals, Inc. (August 2006); Pontifical Academy for Life, “Statement on the So-Called ‘Morning-After Pill,’” Vatican City (October 31, 2000).
56 Cf. Fergusson, et al., “Abortion in young women and subsequent mental health,” Journal of Child Psychology and Psychiatry 47:1 (January 2006): 16–24; Gissler, et al., “Suicides after pregnancy in Finland, 1987–94: register linkage study,” British Medical Journal 313 (December 1996): 1431–1434.
57 Cf. Jeff Brand, Marital Duration and Natural Family Planning (Cincinnati, OH: Couple to Couple League).
Leave a Reply