Bài này được chuyển ngữ từ The Gift of Chastity by Melinda Selmys
Gần đây tôi đã được hỏi để đưa ra một vài đề nghị về cách nối kết với nhóm người đồng tính luyến ái / LBGTG (Lesbian, Bisexual, Gay, Transgender, Queer). Đây là một vấn đề rất lớn và phức tạp. Tôi muốn bắt đầu với chỉ một điểm này. Chúng ta phải trao ban điều gì trước khi chúng ta có thể yêu cầu điều gì đó.
Đây là phương cách hoạt động nhất quán của Chúa Giêsu khi Ngài đối xử với người khác, đặc biệt là khi Ngài tiếp đón người tội lỗi. Lời mời gọi để sám hối, hoán cải đời sống đến sau, không đi trước việc chữa lành, nuôi dưỡng và giải thoát. Chúa Kitô bắt đầu bằng việc tìm ra điều dân Ngài cần đến và cung cấp điều mà họ đói khát. Chỉ một lần Ngài thiết lập uy tín của mình bằng việc tuyên bố minh bạch rằng Ngài có thể thực hiện lời Ngài hứa và Ngài nói “Hãy đi và đừng phạm tội nữa.”
Chúng ta thường làm việc này ngược chiều. Chúng ta nêu ra rằng Đức Kitô bảo người phụ nữ bị bắt quả tang đừng phạm tội nữa và vì thế chúng ta nghĩ chúng ta bước theo Ngài nếu chúng ta đi tìm nói người tội lỗi đừng phạm tội. Điều chúng ta đã sơ suất ở đây là Đức Kitô không nói với người phụ nữ đừng phạm tội nữa cho tới khi Ngài đã xử lý những người đã tố cáo bà. Chúng ta hãy nhìn vào câu chuyện này kỹ càng hơn, từ quan điểm hiện sinh, hầu hiểu được thúc đẩy tâm lý của việc mà Đức Kitô đã thực hiện với người phụ nữ này.
Người phụ nữ bị bắt phạm tội ngoại tình có tội và theo luật Môsê cô bị lên án tử hình. Khi Chúa Giêsu gặp cô, cô đã bị xét xử và người Pharisêu cùng những người Do-thái ngoan đạo đã tụ họp chung quanh cô sẵn sàng để bắt cô phải chịu một cái chết đau đớn. Tất cả chúng ta đều có thể tưởng được nỗi kinh hoàng người phụ nữ này phải đi qua, nỗi sợ hãi của cô đối với những người tố cáo cô. Tôi nghĩ nếu chúng ta đi sâu vào một chút nữa chúng ta cũng có thể nhìn tưởng thấy những thứ đàm thoại nội tâm người phụ nữ có lẽ đã trải mghiệm. Thật không thể nghĩ được rằng cô đã có sự sẵn sàng để nghĩ rằng án xử cô là một sự trừng phạt liêm chính và tương xứng—hiếm có khi chúng ta nghĩ về trừng phạt theo cách này. Chắc chắn rằng trong đầu cô nổi lên đầy những biện luận, giải thích và lý do tại sao cô ứng xử theo cách cô đã làm, những tố cáo ngược lại quẳng đến những kẻ tố cáo cô. Cảm giác bất lực của cô trước mặt những người có quyền hành để xử tử cô làm cho việc hiểu hay đối phó với cảm giác tội lỗi của cô rất mực khó khăn.
Đức Kitô bước vào cảnh tượng này và không bắt đầu với bài giảng cho người phụ nữ về tại sao ngoại tình là tội. Ngài bắt đầu bằng cách cho những người tố cáo cô nếm mùi thuốc đắng của họ. Trong một bài giải nghĩa rất hay về đoạn Phúc Âm này nói rằng khi Đức Kitô cúi xuống và viết trên cát—một hành động rất bí ẩn—những gì Ngài viết xuống là tội trọng của những người đứng đó sẵn sàng để ném đá người đàn bà ngoại tình. Những người này buông rơi viên đá của mình và để cô một mình không bị quấy nhiễu bởi vì mỗi một người trong họ đã nhìn thấy tội của chính mình và nhận ra rằng họ theo Luật cũng đáng nhận án xử tử. Tôi nghĩ chúng ta có thể an toàn khinghĩ rằng Đức Kitô viết trên đất để tránh việc gây nên gương xấu hay tổn thương đến uy tín của những người tụ họp tại nơi ném đá. Ngài tôn trọng sự riêng tư của họ và chỉ đơn giản làm một danh sách tội và cho phép mỗi người lặng lẽ và riêng biệt nhận ra tội của mình trong sự tĩnh lặng của trái mình mình.
Sau đó Đức Kitô nói: “Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi.” Đám đông giải tán và người đàn bà đứng đó một mình không một ai tố cáo cô. Điều này rất cực quan trọng. Đức Kitô trước hết bày tỏ cho người phụ nữ rằng tội của bà không nặng hơn tội của những người đàn ông khác, rằng cô là một con người bình thường và lòng thương xót của Chúa là sự thật và chan chứa. Chúng ta có thể tưởng tượng lòng biết ơn mà cô cảm nghiệm lúc ấy, nhận ra rằng không còn ai đứng đó để lên án cô và cô sẽ không phải chết vì tội phạm của mình. Ở đây, tại lúc này, khi cô đã nhận được lòng thương xót của Chúa như là một thực tại đầy cảm xúc, Ngài nói với cô “Đừng phạm tội nữa.”
Thôi, được rồi, vậy thì điều này có nghĩa là nếu chúng ta đứng lên và bảo vệ người khác khỏi những người buộc tội và lên án họ, chúng ta có quyền để đòi hỏi họ phải không? Không. Khi Đức Kitô nói: “Hãy đi và đừng phạm tội nữa,” Ngài không nói “Quid pro quo/ đổi cái này lấy cái kia.” Ngài còn trao ban cho cô một món quà nữa, món quà của sự tinh khiết. Sự quảng đại của Thiên Chúa vượt hẳn mọi giới hạn và Ngài không trông đợi việc đáp trả như một món nợ phải trả. Thiên Chúa là Cha. Khi bạn có con và bạn đặt ra luật hay quy tắc cho chúng, đó không phải vì bạn nghĩ rằng khi chúng làm theo quy tắc, chúng sẽ làm cho mình đáng được lãnh nhận tình yêu của bạn và đáng lãnh nhận sự sống mà bạn trao ban cho chúng. Cha mẹ nào cũng có thể thấy đây ra cách suy nghĩ điên rồ—ngay cả khi hầu hết các cha mẹ có những đứa con lắm lúc nghĩ theo cách này. Các đứa bé làm hài lòng cha mẹ theo cách tự nhiên, ngay cả khi chúng nó càu nhàu, bị đau răng hay sổ mũi, hay ném các đồ vật vào anh chị em chúng. Không có gì chúng có thể làm để mua chuộc tình yêu của ba mẹ, hay để làm tình yêu ấy biến đi. Khi chúng ta là cha mẹ tốt lành, những điều chúng ta “đòi hỏi” con cái chúng ta thực ra là những món quà chúng ta muốn trao ban cho chúng mà lại cần nhiều cố gắng để đón nhận. Món quà bình an giữa các anh chị em, món quà tự chủ, món quà của một thân thể khỏe mạnh, món quà của một trí tuệ được huấn luyện tốt, đây là những món quà mà cha mẹ có thể ban tặng chỉ khi đứa trẻ sẵn lòng để cộng tác và sẵn sàng laođộng, tin tưởng vào ý định tốt lành của người mẹ hoặc người cha. Dù sao đi nữa, những quy tắc là vì lợi ích của đứa trẻ.
Thiên Chúa cũng vậy. Tránh xa tội lỗi không là một con bài chúng ta trả giá để dâng lên Chúa Giêsu giúp chúng ta xứng đáng với Mình và Máu Thánh Ngài đổ ra trên cây thập tự. Chúng ta không được mời gọi tránh tội lỗi để trả giá ra khỏi địa ngục (điều mà chúng ta không thể làm được bằng bất cứ cách nào) hay để chứng minh với Chúa rằng chúng ta thực sự yêu mến Ngài. Chúng ta được gọi để tránh tội vì khi làm như thế, chúng ta có được khả năng để tin tưởng vào Thiên Chúa cho đủ để đón nhận những món quà Ngài hết sức muốn trao ban cho chúng ta. (Nếu chúng ta không sạch tội, chúng ta dưới quyền của Satan, kẻ ghét Chúa và loài người, thì làm sao ta tin tưởng Chúa được).
Đó là lý do tại sao là một thảm họa khi món quà của đức trong sạch được trình bày như là một đòi hỏi, một sự đổi chác về hạnh phúc đời này với hạnh phúc của đời sau. Đức trong sạch không phải như thế chút nào cả. Trong sạch là sự tốt lành, không chỉ là phương cách để trở thành một vị thánh trong đời sống tương lai nhưng là một phương cách để gìn giữ nhân phẩm, sự chính trực (từ trong ra ngoài) và hạnh phúc ngay lúc này, trong hiện tại. Vấn đề với những nỗ lực nối kết của người Công Giáo với những người tội lỗi tình dục không phải là chúng ta đừng nói với họ sự thật về sự nặng nề của tội lỗi nhưng là chúng ta không bày tỏ cho họ, qua hành động và lời nói của chúng ta rằng tình yêu của Chúa thì chan chứa, không có giới hạn, không ai xứng đáng để nhận và không mua được, và dành cho mọi người, có khả năng chữa lành những vết thương sâu thẳm nhất, hết sức đáng tin cậy và hướng chúng ta về sự tốt lành đích thức của đời sống con người.
PHONG TRAN says
Cảm ơn Bạn. Bài viết rất hay.
Tôi người sống với lý tưởng giải thoát và học Phật giáo thiền tông tào khê.
Con Xin tạ ơn chúa.