Cuộc tranh luận về phá thai thường được miêu tả là một cuộc xung đột giữa những người cho rằng nhà nước nên giữ thái độ trung lập trong các vấn đề đạo đức chống lại những người muốn “áp đặt” niềm tin của họ lên người khác. Tuy nhiên, như chúng ta đã thấy, thuyết nhân vị không hề là trung lập.
Cách đây vài năm, tôi được mời phát biểu tại một hội nghị về thế giới quan của Kitô giáo do một trong những danh hiệu đại học hàng đầu của Hoa Kỳ tổ chức, tôi nhanh chóng nhận ra một mô hình đang nổi lên. Sau mỗi diễn giả, luôn luôn có một số học sinh đặt ra cùng một câu hỏi, diễn đạt bằng những từ ngữ khác nhau: Nếu chúng ta nói về thế giới quan Kitô giáo, chẳng phải là chúng ta đang áp đặt quan điểm của mình lên người khác? Rõ ràng, ngay cả khi được giáo dục tốt, các sinh viên Ivy League (những đại học hàng đầu của Hoa Kỳ) đã hấp thụ học thuyết thế tục rằng việc diễn giải từ quan điểm Kitô giáo trên diễn đàn công cộng là điều bất hợp pháp – rằng làm như vậy là vi phạm lý tưởng về tính trung lập và khách quan.
Khi câu hỏi tương tự xuất hiện sau bài diễn thuyết của tôi, như thể không thể tránh khỏi, tôi đã sẵn sàng với một câu hỏi phản bác: Quan điểm thế tục có trung lập không? Có phải nó không thiên vị và khách quan không? Dĩ nhiên là không. Nó dựa trên một quan điểm hai tầng, gây nhiều tranh cãi về bản chất con người, bao gồm quan điểm thực dụng thô bỉ về thân xác (tầng dưới) cùng với định nghĩa chủ quan, tùy tiện về nhân vị (tầng trên). Quan điểm có không hề là trung lập.
Khi chính phủ đưa ra các chính sách dựa trên thế giới quan đó, tức là họ đang áp đặt một hệ tư tưởng thế tục lên toàn bộ xã hội.
Vấn đề là thế giới quan không bao giờ cũng có dán nhãn rõ ràng. Không ai nói rằng những tranh cãi về đạo đức sinh học liên quan đến hai quan điểm trái ngược nhau về bản chất con người. Trái lại, ai cũng dựa vào với những cụm từ rập khuôn – khoa học so với tôn giáo, thực tế so với đức tin. Khi nghe loại ngôn ngữ đó, chúng ta nên ép mọi người nói rõ thế giới quan của họ. Lúc đó, chúng ta mới thực sự có thể tự do và cởi mở tranh luận.
Leave a Reply