Một khi chúng ta nhận ra thuyết nhị nguyên hai tầng vốn gắn liền với thuyết nhân vị, chúng ta sẽ có những công cụ mới để tương tác với những người bạn ủng hộ việc phá thai. Vấn đề rõ ràng nhất đối với thuyết này là không ai đồng ý với ai về cách xác định nhân vị. Nếu nó không được coi là con người theo mặt sinh học thì nó là gì? Và khi nào nó bắt đầu?
Mỗi nhà đạo đức sinh học đưa ra một câu trả lời khác nhau. Một số đề xuất rằng nhân vị tính xuất hiện khi thai nhi đang phát triển bắt đầu biểu hiện hoạt động thần kinh, cảm thấy đau đớn, đạt được một mức độ nhất định về chức năng nhận thức, ý thức hoặc trí thông minh, hoặc thậm chí có ý thức về tương lai. Fletcher đề xuất mười lăm phẩm chất để xác định khi nào sự sống con người đáng được tôn trọng và bảo vệ (chẳng hạn như trí thông minh, khả năng tự nhận thức, khả năng tự chủ, ý thức về thời gian, quan tâm đến người khác, giao tiếp, tính tò mò và chức năng của vỏ não mới). Nếu có điểm quá thấp ở bất kỳ thước đo nào, đối với Fletcher, một người sẽ không đủ tiêu chuẩn để trở thành một “con người”. Người đó chỉ là “sự sống sinh học đơn thuần.”17
Nhưng chức năng nhận thức nào trong số này thực sự đóng vai trò then chốt trong việc xác định sự sống con người? Và chúng phải phát triển đến mức nào? Không ai đồng ý với ai. Chọn bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ làm thời điểm đứa trẻ sơ sinh trở thành một con người là điều tùy tiện và có tính chủ quan.
Vấn đề là hầu hết những đặc điểm này xuất hiện dần dần. Chúng không phải là những đặc điểm mà ai đó có hoặc không có. Chúng là về mức độ – sự khác biệt về mức độ phát triển. Điều chúng ta không tìm thấy là một điểm chuyển tiếp rõ ràng về mặt chất lượng cho sự biến đổi quan trọng từ sinh vật không phải là người trở thành một người.
Về vấn đề đó, ngay cả những người trưởng thành đã phát triển đầy đủ cũng có những đặc điểm này ở các mức độ khác nhau. Khi tôi gặp một người thông minh hơn tôi, điều đó có nghĩa là họ có phẩm chất hơn tôi – và họ có nên có nhiều quyền hơn tôi không? Người biện hộ ủng hộ sự sống Scott Klusendorf cho biết việc đặt cơ sở bảo vệ pháp lý dựa trên những đặc điểm khác nhau giữa dân số “đã bỏ quan điểm tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng vào tro tàn lịch sử.”18
Nền móng hợp lý duy nhất để khẳng định rằng “mọi người sinh ra đều bình đẳng” là nhìn đến Đấng Tạo Hóa. Đó là lý do tại sao các nhà sáng lập nước Mỹ đã viết trong Tuyên ngôn Độc lập rằng nhân quyền “được [Đấng] Tạo Hóa ban tặng”. Ngay cả khi những người sáng lập không phải lúc nào cũng sống theo lý tưởng cao nhất của riêng họ (một số là chủ nô), họ vẫn đúng ở điểm này. Ngay cả người theo chủ nghĩa vô thần Friedrich Nietzsche cũng thừa nhận rằng “khái niệm của Kitô giáo. . . về ‘sự bình đẳng của linh hồn đối với Thiên Chúa’. . . cung cấp nguyên mẫu của mọi lý thuyết về quyền bình đẳng.”19
Đối với những người sáng lập [nước Mỹ], khái niệm Kitô giáo đó rõ ràng đến mức họ đã viết: “Chúng tôi coi đây là chân lý hiển nhiên”. Tuy nhiên, ngày nay những sự thật đó không còn hiển nhiên nữa. Chúng ta cần đưa ra những lập luận rõ ràng rằng sự tồn tại của Đấng Tạo Hóa cung cấp nền tảng logic duy nhất cho quyền bình đẳng.
17. Fletcher, Humanhood, 12. Tương tự, Mary Anne Warren tại San Francisco State University phát biểu nhân vị dựa trên khả năng nhận thức, lý luận, hoạt động có động cơ, giao tiếp và tự nhận thức trong “On the Moral and Legal Status of Abortion,” The Monist 57, no. 1 (1973): 43–61.. Về sự thiếu sót của các tiêu chuẩn chức năng như vậy của nhân vị, xem Francis J. Beckwith, “Abortion, Bioethics, and Personhood,” The Southern Baptist Journal of Theology 4, no. 1 (2000): 16–25.
Một số người cho rằng nếu chúng ta xác định sự kết thúc của cuộc sống lúc não chết, thì có lẽ chúng ta có thể xác định được sự bắt đầu của cuộc sống bằng sự ra đời của não. Vấn đề là sự phát triển não bộ trước khi sinh diễn ra quá chậm và liên tục nên không thể có một điểm chuyển tiếp rõ ràng.
Ví dụ về các mốc quan trọng được đề xuất bao gồm sự hình thành ban đầu của vỏ não (ví dụ, Haring 1972) và kết quả đọc điện não đồ vỏ não (EEG) đầu tiên có thể phát hiện được (ví dụ, Gertler 1986). Khó khăn lớn nhất với cách tiếp cận này là sự phát triển trí não trước khi sinh là một quá trình diễn ra từ từ và thiếu các loại điểm chuyển tiếp rõ ràng, những điểm chuyển tiếp có thể đo lường có liên quan một cách tự nhiên nhất đến sự chuyển đổi quan trọng từ không phải nhân vị sang nhân vị. Hơn nữa, nhiều cột mốc được đề xuất là đánh dấu một sự chuyển đổi phụ thuộc nhiều vào công nghệ của chúng tôi để nghiên cứu chức năng não của thai nhi cũng như vào chính bộ não của thai nhi. Ví dụ: nếu chúng ta đo chức năng vỏ não bằng thước đo nhạy hơn EEG, chúng ta có thể chọn tuổi thai sớm hơn. Nếu chúng ta đo chức năng vỏ não một cách có chọn lọc hơn so với điện não đồ, tức là sử dụng phương pháp phân biệt các loại hoạt động thần kinh khác nhau, thì chúng ta có thể thấy rằng vỏ não không bắt đầu hoạt động như vỏ não bình thường của con người cho đến tuổi thai muộn hơn. Như Green (ví dụ, 2002) đã chỉ ra, nghiên cứu về sự phát triển não bộ trước khi sinh đã không tiết lộ bất kỳ khe hở rõ ràng nào ngăn cách mô của không phải con người trẻ (thai nhi chưa là nhân vị) hoặc thậm chí với người trẻ (thai nhi đã được cho là nhân vị) tương lai. (Martha J. Farah and Andrea S. Heberlein, “Personhood and Neuroscience: Naturalizing or Nihilating?” The American Journal of Bioethics 7, no. 1 [2007]: 37–48)
18. Scott Klusendorf, The Case for Life (Wheaton, IL: Crossway, 2009), 53.
19. Friedrich Nietzsche, The Will to Power, trans. Walter Kaufmann and R. J. Hollingdale (New York: Random House, 1967), sect. 765, italics added.
Leave a Reply