Khái niệm nhân vị được đề xuất cách công khai lần đầu tiên vào năm 1968 bởi một nhóm gồm 13 bác sĩ và giáo sư y khoa gặp nhau tại Trường Y Harvard. Họ đưa ra cái được gọi là “tiêu chí Harvard” để xác định thời điểm một bệnh nhân qua đời. Trong quá trình này, nhà báo khoa học Dick Teresi cho biết, “các tiêu chí của Harvard đã chuyển tiêu đề tranh luận từ sinh học sang triết học. Bạn chết không phải khi trái tim bạn không thể khởi động lại, bạn không thể thở được nữa, hay tế bào của bạn chết đi, mà là khi bạn đã ‘mất đi nhân vị’”.19
Vấn đề là khái niệm về nhân vị không được dựa trên bất kỳ thực tế khách quan nào. Hầu hết mọi người nghĩ rằng việc chết não được xác định bằng điện não đồ (EGG). Nó không là như vậy. Năm 1971, người ta phát hiện ra rằng một số bệnh nhân được chẩn đoán là chết não vẫn còn sóng não, vì thế yêu cầu đo điện não đồ đã bị loại bỏ. Các biện pháp mà các bác sĩ hiện nay sử dụng để xác định cái chết rất khác nhau.20 Như chúng ta đã thấy trong chương 1, một số bác sĩ như Ronald Cranford đã lập luận rằng ngay cả những bệnh nhân còn tỉnh táo – những người có thể trả lời các câu hỏi và di chuyển quanh bệnh viện trên xe lăn điện – cũng không phải là “nhân vị” và ta nên ngừng cung cấp thức ăn và nước uống cho họ.
Teresi kết luận rằng cái chết đã trở thành “một kiến tạo của xã hội. Chúng ta coi ai đó là đã chết khi thuận tiện để làm điều đó. . . . Các bác sĩ không đưa ra những đánh giá về y học mà là những đánh giá về mặt đạo đức, về việc ai đáng được sống hay chết.”21
19. Teresi, Undead, 89–90.
20. The Uniform Determination of Death Act, được chấp nhận năm 1981, tuyên bố rằng “toàn bộ bộ não phải ngừng hoạt động, không thể đảo ngược”. Nhưng đạo luật không xác định rõ chức năng này được đo lường như thế nào; do đó việc não chết dễ bị chẩn đoán sai. Trong một nghiên cứu, 65% bác sĩ và y tá không thể xác định được các tiêu chí xác định về việc não chết (Teresi, Undead, 254).
21. Teresi, Undead, 252, 274.
Leave a Reply