Bài này được chuyển ngữ từ
Abortion-Induced Breast Cancer on the Rise in India by Dr. Gerard M. Nadal
Dưới đây là lời tuyên bố phát cho các báo từ Coalition on Abortion/Breast Cancer /Liên minh về Phá thai/Ung thư vú. Karen Malec, chủ tịch của liên minh này, là một trong những người có tiếng nói mạnh mẽ hàng đầu trên thế giới về đề tài này.
Liên minh về Phá thai/Ung thư
Lời tuyên bố phát cho các báo chí
Liên hệ: Karen Malec, 847-421-4000
Ngày: 01 tháng bảy 2013
Nghiên cứu ở Ấn Độ: Phá thai tăng nguy cơ ung thư vú gấp 6 lần
Liên minh về Phá thai/Ung thư vú tường trình về một nghiên cứu được xuất bản trong Indian Journal of Community Medicine (May, 2013)/ Tạp chí Ấn Độ về Y Tế Cộng Đồng, trong đó những tác giả nói họ tìm thấy sự tăng gấp 6.38 lần nguy cơ ung thư vú nơi những phụ nữ đã có quá khứ phá thai (induced abortion).[1] Cuộc nghiên cứu, được dẫn đầu bởi Ramachandra Kamath, MD (Department of Public Health, Manipal University), tìm thấy việc phá thai là yếu tố quan trọng nhất gây nên nguy cơ này.
“Với chỉ 94 trường hợp và 94 điều chỉnh, công trình nghiên cứu quá nhỏ để một nguy cơ đáng kể với mức độ gấp 1.5 lần có thể ngay cả được nhận thấy,” Giáo sư Joel Brind đã giải thích (Baruch College, City University of New York). “Tuy nhiên, phá thai đã chứng tỏ là yếu tố mạnh nhất gây nên nguy cơ (và nằm ngay trên biên giới là đáng kể để thống kê) vì nguy cơ tăng thì quá cao ở mức độ 6.38 lần.”
Các tác giả tìm thấy nguy cơ tăng không đáng kể để thống kê ở mức độ 1.76 lần nơi những phụ nữ đã sanh đưa con đầu tiên sau tuổi 30. “Các văn bản y tế thừa nhận việc trì hoãn việc mang thai và sanh con đầu lòng (full term pregnancy) là yếu tố gây nguy cơ ung thư vú,” bà Karen Malec, chủ tịch của Liên minh về phá thai / ung thư vú nói. “Không thể chối cãi được rằng phá thai góp phần trì hoãn việc sanh ra đứa con đầu; và trong một vài trường hợp, các phụ nữ không thể có con vĩnh viễn, đó cũng là một yếu tố gây nên nguy cơ được công nhận.”
Nhóm của Kamath quan sát rằng Ấn Độ có “số ước tính lớn nhất các ca tử vong ung thư vú nhất trên toàn thế giới,” và tỷ lệ ung thư vú đang gia tăng ở đó.
Brind nói ông tìm thấy điều này “gây lo lắng rằng sự nối kết giữa phá thai và ung thư vú xảy ra rất nhiều ở những quốc gia đông dân nhất thế giới, nơi mà ung thư vú đã từng là việc hiếm có. Điều này có nghĩa là hàng triệu triệu phụ nữ sẽ tử vong vì hiệu ứng chết người của phá thai. Cứ nhìn vào Ấn Độ và Trung Quốc, chúng ta đang nói về hơn 1 tỷ người phụ nữ. Nếu chỉ 1% trong số này bị ung thư vì nạn phá thai, chúng ta nói đến 10 triệu phụ nữ, và từ số đó ít nhất 2 đến 3 triệu người sẽ chết vì nó.”
“Cái chết của họ,” bà Malec tuyên bố, “có thể được đặt trước cửa của U.S. National Cancer Institute / Viện Ung thư Quốc Gia của Mỹ, khi những người đứng đầu đã che dấu ABC Link (Abortion/Breast Cancer Coalition) cho 20 năm từ khi nghiên cứu Daling et al. (Daling và những người khác) năm 1994 được công bố.”[2]
Nhóm của Kamath’s lưu ý rằng một nghiên cứu của Ấn Độ năm 2006, do Manjusha Rai, đã tìm thấy một “liên hệ đáng kể giữa phá thai và ung thư vú.”[3]
Liên minh về Phá thai / Ung thư vú là một tổ chức về người phụ nữ quốc tế được thành lập để bảo về sức khỏe và cứu mạng sống của phụ nữ bằng cách giáo dục và cung cấp thông tin về phá thai là một yếu tố gây nguy cơ ung thư vú.
Tài liệu tham khảo:
Kamath R, Mahajan KS, Ashok L, Sanai TS. A study on risk factors of breast cancer among patients attending the tertiary care hospital, in Udupi district. Indian J Community Med, 2013;38(2)95-99. Available at: .
Daling JR, Malone DE, Voigt LF, White E, Weiss NS. Risk of breast cancer among young women: relationship to induced abortion. J Natl Cancer Inst 1994;86:1584-1592. Available at: . White E, Malone KE, Weiss NS, Daling JR. Breast cancer among young US women in relation to oral contraceptive use. J Natl Cancer Inst 1994;86:505-514. Available at: .
Rai M, Pandey A, Singh M, Rai A & Shukia HS. “Assessment of epidemiological factors associated with breast cancer.” Indian J. Prev. Soc. Med. 2008;39:71-77. Available at: .
Leave a Reply