Chuyển ngữ từ How To Find Your Soulmate Without Losing Your Soul của Jason & Crystalina Evert.
Bài này là phần 6 của chương 5. Ngừng biện luận. Đừng sợ sự thật trong cuốn sách Làm sao để tìm bạn tâm giao mà không mất đi chính mình / How To Find Your Soulmate Without Losing Your Soul.
Người ta nói rằng tiếng Phạn có chín mươi sáu từ và tiếng Ba Tư cổ có tám mươi từ về tình yêu. Mỗi từ có một ý nghĩa riêng biệt. Trong tiếng Anh, sự thiếu chính xác về ngôn ngữ rất rõ ràng khi nói đến từ “tình yêu”. Ví dụ, một người chồng có thể “yêu” vợ mình và “yêu” cả đậu phộng muối. Bởi vì sự mơ hồ của từ này, thật khó để biết một người có ý gì khi anh ta hay cô ta nói rằng mình yêu người kia. Để cho rõ ràng, chúng tôi sẽ đưa ra một định nghĩa về tình yêu của con người: đó là làm điều tốt nhất cho người yêu của bạn.
Khi còn năng động tình dục, tôi không bao giờ nghĩ, “Hôm nay tôi sẽ làm gì để dùng bạn trai tôi cho sự thoả mãn ích kỷ của mình?” Suy nghĩ như vậy chưa bao giờ xuất hiện trong đầu tôi. Mà là tôi có thực sự yêu anh ấy không? Tôi có đang làm những gì tốt nhất cho anh không?
Trong mọi chuyện tình, cặp đôi sẽ cảm thấy mong ước sự hợp nhất và mong ước lợi ích cho người kia. Chúng ta có thể biết được sự khác biệt giữa tình yêu và dục vọng dựa trên điều mong ước được ưu tiên hơn cả. Dục vọng là khi mong ước hợp nhất về thể lý quan trọng hơn mong ước được làm những gì tốt nhất cho người yêu. Tình yêu là khi hai bạn có thể kiềm giữ cảm giác thiên đàng của sự thân mật thể lý để dìu dắt nhau đến thiên đàng thật sự.
Cuối cùng, khi một mối quan hệ dựa trên khái niệm sai về tình yêu, sự thật sẽ luôn luôn xuất hiện. Một người với nhiều thập kỷ kinh nghiệm trong việc tư vấn cho các cặp đôi đã lưu ý rằng, “Sự bấp bênh trong mối quan hệ sẽ xuất hiện đúng lúc. Đó là một trong những nỗi buồn lớn nhất khi tình yêu chứng tỏ rằng nó không phải là điều chúng ta vẫn nghĩ, mà hoàn toàn ngược lại.” 5
ĐGH Gioan Phaolô cũng đã chỉ ra rằng, “Cảm nghiệm tình yêu nên bị hạ xuống dưới đức hạnh để yêu, thật thấp để đến mức nếu không có đức hạnh để yêu thì không thể có sự trọn vẹn trong cảm nghiệm tình yêu.” 6 Đây là một ý tưởng phức tạp, nên hãy đọc lại nếu cần thiết để khám phá ý nghĩa của nó. ĐGH cho rằng những cảm xúc của tình yêu phải được đặt dưới đức hạnh của tình yêu. Khi một cặp đôi làm được điều này, họ đã khám phá ra cách gần gũi nhau phong phú nhất.
Nếu chúng ta có thể đồng ý rằng tình yêu là làm những gì tốt nhất cho người còn lại, thì không thể yêu bạn trai qua tình dục được. Ngoài số liệu thống kê và nghiên cứu về STD và tỷ lệ có thai, thì các ảnh hưởng của tình dục đối với tâm hồn là gì? Hãy xem xét những lời của Thánh Phaolô:
Đừng bị lừa dối; không phải những kẻ gian dâm cũng không phải là những người sùng bái hay những kẻ ngoại tình. . . sẽ kế thừa vương quốc của Chúa Trời. . . . Hãy tránh sự gian dâm. Mọi tội mà người ta phạm đều ngoài thân thể, nhưng kẻ dâm dục thì phạm đến chính thân thể mình.7
Trong thư thứ nhất gửi cho các tín hữu ở Tê-sa-lô-ni-ca, thánh Phaolô viết:
Ý muốn của Thiên Chúa là anh em nên thánh, tức là xa lánh gian dâm, mỗi người hãy biết lấy cho mình một người vợ để sống cách thánh thiện và trong danh dự, chứ không buông theo đam mê dục vọng như dân ngoại, là những người không biết Thiên Chúa…. Thật vậy, Thiên Chúa đã không kêu gọi chúng ta sống ô uế, nhưng sống thánh thiện. Vậy ai khinh thường những lời dạy trên, thì không phải khinh thường một người phàm, nhưng khinh thường Thiên Chúa ; Đấng hằng ban cho anh em Thánh Thần của Người.8
Bằng việc quan tâm đến linh hồn bạn trai của bạn, bạn chứng minh tình yêu của mình cho anh ấy cách sâu sắc nhất. Nếu hai người yêu nhau nhưng vẫn không quan tâm đến sự cứu rỗi đời đời của nhau, thì sao có thể coi đó là tình yêu? Các cặp đôi trong sạch biết rằng sự trinh bạch không phải là làm theo một danh sách các luật lệ để tránh khỏi địa ngục. Mà là về việc mong muốn thiên đàng cho người mình yêu.
Tình yêu là mãi mãi. Đây là lý do vì sao một người bạn của chúng tôi đã cầu hôn vợ mình bằng câu trích của một tác giả Kitô giáo từ thế kỷ thứ tư như sau:
Anh đã đón em vào vòng tay anh, và anh yêu em, hơn chính mạng sống mình. Vì cuộc đời hiện tại chẳng là gì, và ước mơ cháy bỏng nhất của anh là ở bên em theo cách mà chúng ta có thể yên tâm rằng sẽ không bị chia cắt trong cuộc đời dành riêng cho chúng ta [thiên đàng]. . . . Anh đặt tình yêu của em lên trên tất cả, và không có gì cay đắng và đau đớn với anh hơn việc suy nghĩ về điều gì khác ngoài em. 9
Bằng trích dẫn này, bạn tôi đã chứng minh với cô dâu của mình rằng điều duy nhất anh mong ước hơn cả việc ở bên cô ấy trong cuộc đời này là đảm bảo rằng họ cũng có thể ở bên nhau đời đời trên Thiên đàng. Anh biết rằng sự hy sinh bởi tình yêu dành cho nhau mang cặp đôi lại gần nhau hơn bất kỳ sự thoả mãn nào trên trái đất. Vì vậy, nếu bạn thực sự muốn bày tỏ tình yêu của mình cho một người đàn ông, hãy chứng minh nó bằng sự trinh bạch.
Khi sự trinh bạch được hiểu theo cách này, bạn có thể thấy sự kết nối của nó với tình yêu. Kết quả là, nó trở nên hấp dẫn hơn. Chúng ta cho rằng ý tưởng kiêng cữ là nhàm chán. Nó có nghĩa là “không có tình dục.” Sự trinh bạch thì khác, bởi vì nó vượt ra ngoài sự thiếu vắng đơn thuần của cái gì đó. Nó là sự tham gia vào tình yêu thương tuôn đổ của Chúa. Thay vì cho phép cảm xúc làm nhiên liệu cho tình yêu, tài nguyên của tình yêu của bạn là chính Chúa. Xét cho cùng, loài động vật nào cũng có thể quan hệ tình dục. Nhưng chỉ loài được tạo ra theo hình ảnh của Chúa mới có thể thể hiện tình yêu thuần khiết.
Đối với các cặp đôi năng động tình dục ngoài hôn nhân, vấn đề không phải là họ yêu nhau quá nhiều, mà họ yêu nhau quá ít. Tình yêu của họ rất thoả mãn, nhưng nó có kiên nhẫn không? Có thể nó vui vẻ, nhưng nó có biết hy sinh không? Trong trái tim của họ, họ cảm thấy gần gũi với nhau thông qua sự thân mật về tình dục, nhưng những gì họ bỏ lỡ là sự gần gũi có được khi hai người làm những gì tốt nhất cho nhau. Họ thiếu sự thân mật mà chỉ có được qua tình yêu biết hy sinh.
5 Karol Wojtyła, Love and Responsibility (San Francisco: Ignatius Press, 1993), 128.
9 St. John Chrysostom, Hom. in Eph. 20, 8: PG 62,146–47, as quoted in Catechism of the Catholic Church, 2365.
Leave a Reply