Cô ấy/anh ấy là điều cuối cùng bạn nghĩ đến trước khi bạn đi ngủ và là người đầu tiên bạn nghĩ đến khi thức dậy…
Trái tim bạn loạn nhịp khi bạn thấy anh ấy ở hành lang…
Bạn không thể đề cập tới cuộc sống mà không có nhau…
Nhưng đó có phải là điều có thực không?
Tự hỏi mình những câu hỏi dưới đây để làm sáng tỏ chủ đề này:
1. Bạn đang yêu người ta hay yêu cảm xúc mà họ mang đến cho bạn?
Ở trường Đại học tôi nói chuyện với một người bạn về lý do kết hôn. Anh ấy giải thích rằng anh ấy đã nghe một thầy Sáu nói rằng khi ông ấy hỏi những cặp đã đính hôn tại sao họ muốn kết hôn thì câu trả lời của họ luôn như nhau: “Cô ấy/anh ấy làm họ thấy rất hạnh phúc”. Bạn của tôi giải thích rằng khi anh ấy kết hôn, động cơ thúc đẩy của anh ấy thì ngược lại: anh ấy muốn làm vợ anh ấy hạnh phúc. Nhiều tháng trôi qua và người bạn này trở thành bạn trai tôi, rồi là vị hôn phu và sau đó là chồng của tôi.
Dễ dàng để đuổi theo một mối quan hệ dựa trên cảm xúc. Nhiều người nhầm lẫn việc yêu một người với yêu cảm xúc người đó mang lại. Thánh Phaolô nói “[Tình yêu] không tìm tư lợi” (1 Cr 13:5). Hãy đánh giá cách cẩn thận tại sao bạn đang trong mối quan hệ của bạn. Khi mục tiêu là sự thánh thiện của người kia thì hạnh phúc sẽ là sản phẩm phụ tự nhiên. Cái mà dẫn đến câu hỏi thứ hai:
2. Linh hồn của anh ấy/cô ấy có là ưu tiên hàng đầu của bạn không?
Chúa muốn mặc khải chính Ngài cho chúng ta qua sự va chạm của chúng ta với những người khác. Chúa tạo nên các mối quan hệ loài người để làm chúng ta nên thánh thiện! Tình yêu đích thực hướng chúng ta đến Nước Trời và thúc đẩy chúng ta làm bất cứ gì chúng ta có thể để bảo vệ tâm hồn của người kia. Yêu ai đó không bao giờ có nghĩa phạm tội cùng họ. Tình yêu làm mạnh thêm, củng cố và thánh hóa vì nó tìm kiếm điều tốt của người mà chúng ta yêu. Sư dâm dục thì chỉ tìm để thỏa mãn chính bản thân, bị thúc đẩy bởi đam mê và làm chúng ta bất toại,không có tự do để yêu. Chúa là tình yêu và một mối quan hệ lấy Chúa làm trung tâm là nơi tốt nhất để tìm kiếm một tình yêu đích thực.
3. Bạn có thể sống với những thói xấu của họ không?
Con gái thứ hai của tôi là một cô bé 2 tuổi nghịch ngợm. Nó luôn tìm thỏi son chống nứt môi để nhai , trèo lên máy sấy quần áo, hay vẽ lên tường. Nó làm tôi phát điên lên, nhưng khi con bé tựa đầu dịu dàng lên vai tôi thì trái tim tôi tan chảy với tình yêu vô điều kiện. Mọi người đều có những thói xấu, và người bạn đời tương lai của bạn sẽ có rất nhiều thói xấu. Chồng của tôi có thể nói cho các bạn nghe tất cả những thói xấu của tôi, nhưng anh ấy yêu tôi dù tôi có những thói xấu đó. Chúng tôi đã không lấy nhau với ý định để thay đổi nhau. Tuy nhiên, vì Chúa là nguồn hạnh phúc, Ngài chắc chắn có ý định để chúng ta để kéo người kia ra khỏi những thói xấu xa!
Thế nhưng, những điều trên không có những ý nghĩa sau đây: Những thói xấu này không nên là những thứ đe dọa tâm hồn hay thân xác của bạn. Thánh Phao-lô tiếp tục: “[Tình yêu] không nóng giận, không nuôi hận thù, không làm điều bất chính” (1 Cr. 13:5-5). Nếu ai đó đang làm tổn thương bạn về mặt tinh thần (qua việc làm bạn gặp khó khăn khi thực hành đức tin của bạn hay lôi kéo bạn vào tội lỗi) thì đó rõ ràng không phải là tình yêu. Hơn nữa, nếu ai đó làm tổn thương bạn về cảm xúc hay thể lý thì tôi nài nỉ bạn hãy mau kết thúc mối quan hệ đó và hỏi ý kiến từ một người lớn đáng tin cậy.
4. Các bạn có hợp nhau không?
Tình yêu có làm tổn thương không? Hãy hỏi Đức Giê-su.
Như Jason Evert chỉ ra rất hay, “thích hợp nhau bắt nguồn từ tiếng Latin ‘Compati’ có nghĩa là ‘chịu đựng với’ Nếu các bạn không sẵn sàng chịu đựng đau khổ với ai đó đến khi cái chết chia lìa các bạn thì các bạn không hợp nhau”. Dù bi thảm hay việc sinh đẻ, đau đớn là không thể tránh khỏi trong cuộc sống. Người này có phải người bạn muốn chia sẻ thập giá của bạn cùng nhau không? Cũng như bạn có sẵn sàng mang lấy nỗi đau của họ không?
5. Nếu bạn yêu ai đó, bạn không tự hỏi liệu bạn có yêu họ không?
Khi tôi hẹn hò với chồng tôi ở trường đại học, nhiều người bạn hỏi làm sao mà tôi biết tôi đang yêu. Nó là câu hỏi rập khuôn, nhưng tất cả tôi có thể nói là “chỉ vì tôi biết”. Nếu bạn đang thắc mắc đó có phải là tình yêu đích thực không thì có lẽ nó không phải. Đây không phải là điều tệ. Đơn giản nó chỉ có nghĩa là bạn đang dần nhận thức rõ hơn về liệu rằng người này có phải là dành cho bạn hay không.
Hãy nhớ là trong việc liên quan đến mối quan hệ làm mọi thứ đúng không phải luôn có nghĩa nó là thánh ý Chúa. Một đêm con gái cả của tôi quyết định cho chúng tôi tài sản quý nhất của nó: phòng ngủ của con bé. Nó đã chuyển hết những bộ đồ giường và đồ dùng cá nhân đi. Nó đã bày món quà của nó và đã bị hoàn toàn thất vọng khi chúng tôi giải thích chúng tôi không thể chấp nhận món quà. Tôi nhận ra trong khoảnh khắc đó chỉ vì chúng ta đang làm điều gì đó tốt thì không nhất thiết nó là điều tốt nhất cho chúng ta
Chúa biết con đường chắc chắn nhất để đưa bạn đến Nước trời và có một định hướng riêng cho bạn. Trong định hướng đó Ngài biết bậc tu sĩ hay người nào tốt nhất để làm bạn hạnh phúc và thánh thiện nhất. Đừng hối thúc trái tim bạn! Hãy luôn cởi mở đón nhận Thánh ý Chúa trong mối quan hệ của bạn. Nếu bạn quan tâm đến ai đó, bạn sẽ muốn họ tìm thấy kế hoạch của Chúa cho cuộc đời họ dù có hay không có bạn trong đó. Tin vào Chúa và Ngài sẽ không làm bạn thất vọng!
Bài này được chuyển ngữ từ 5 Ways to Tell if You are in Love
santy kayadoe says
thật là một bài học cho mỗi người đang yêu
davit says
Một bài viết thật hay và bổ ích cho những bạn trẻ đã, đang & sẽ yêu.
Cám ơn tác giả & người dịch bài viết này.