Khi còn là một bé trai, yêu thì đơn giản như việc vẽ vòng tròn trên tờ giấy để chọn “có” hay chọn “không”. Nhưng khi lớn lên, chúng ta bảo vệ trái tim và dè dặt với lời nói của mình, thì thật khó để nhận ra tình yêu hoặc đo lường nó. Tình yêu không có thước đo rõ ràng như đo độ dài hoặc sức nặng nhưng theo cách nào đó nó vẫn có thể được đo lường. Thậm chí Kinh Thánh mời gọi chúng ta cố gắng hiểu những mức độ của tình yêu vô điều kiện mà Chúa dành cho chúng ta:
“Xin cho anh em được bén rễ sâu và xây dựng vững chắc trên đức ái, để cùng toàn thể dân thánh, anh em đủ sức thấu hiểu mọi kích thước dài rộng cao sâu, và nhận biết tình thương của Đức Ki-tô, là tình thương vượt quá sự hiểu biết.” (Êphêsô 3:18)
Khái niệm này có vẻ không hợp với tình yêu nhưng đó chỉ là vì chúng ta đã quá quen thuộc với suy nghĩ rằng tình yêu chỉ là một cảm xúc vô biên không thể đo lường được. Tình yêu trước hết và trên hết là một sự dấn thân, một cam kết. Cảm xúc và cảm tưởng thường là một phần của tình yêu nhưng chúng là thứ yếu so với sự dấn thân. Khi tôi nói “đo lường tình yêu,” tôi không đề nghị là chúng ta có thể tổng hợp cách chính xác tất cả sắc thái của tình yêu bằng những câu hỏi thường đọc trong Cosmo Magazine hoặc các tạp chí. Tình yêu trung thực không chỉ là về sự thu hút; tình yêu trung thực là về hành động. Nó không chỉ là về “kết nối”; tình yêu là về sự cam kết dấn thân.
Khi đến hơi thở cuối cùng, đức tin của bạn, gia đình và tình bằng hữu sẽ những điều quan trọng nhất đối với bạn. Đừng chờ đến lúc đó để khám phá ra rằng tình yêu là điều quan trọng nhất của cuộc sống.
Những nhận thức dưới đây không nhất thiết đánh giá sự thu hút hoặc thích ứng của ai đó đối với bạn nhưng tôi tin chúng làm rõ ràng mức độ dấn thân của ai đó đối với bạn. Những nguyên tắc này có thể được áp dụng cho tình yêu lãng mạn nhưng chắc chắn không bị giới hạn để chỉ được áp dụng cho tình yêu lãng mạn. Dù là bạn đang gầy dựng một hôn nhân lành mạnh, một tình bạn vững chắc, một sự nối kết sâu xa hơn với một người trong gia đình hoặc bất cứ ai bạn yêu mến, những quy tắc này cũng có thể áp dụng được.
Hơn bất cứ điều gì, tôi hy vọng những lời giải nghĩa này sẽ giúp bạn nhận ra bạn đang ở đâu trong nỗ lực hết lòng yêu thương bạn bè và những thành viên trong gia đình. Tôi hy vọng những chân lý vĩnh cửu này sẽ cách mạng hóa các mối quan hệ của bạn bằng việc trang bị đầy đủ cho bạn để bạn có thể đón nhận tình yêu với nhiều hiểu biết hơn và trao ban tình yêu cách vị tha hơn.
Định nghĩa về tình yêu của thế giới trần tục lấy mình làm trọng tâm; nhưng định nghĩa tình yêu của Chúa lấy tha nhân làm trọng tâm. Kinh Thánh nhắc nhở chúng ta rằng “Tình yêu không tìm tư lợi” (1 Côrintô 13:5). Chúng ta thường bị thúc ép để hy sinh những dự định ích kỷ của chúng ta trên bàn thờ tình yêu, nhưng điều chúng ta cuối cùng sẽ lãnh nhận lại được thì sâu đậm hơn bất cứ dự định nào chúng ta có thể đặt ra cho mình. Thiên Chúa, tác giả của tình yêu, đã trao ban cho chúng ta một món quà đẹp hơn điều đẹp nhất mà con người có thể tạo nên rất nhiều.
Giờ đây chúng ta hãy đi vào “thước đo” thứ nhất của tình yêu. Nó là một trong những điều tôi gọi là “Bốn tư thế của tình yêu.” Trong mỗi tư thế này, tình yêu được biểu lộ cách riêng biệt. Mỗi tư thế (hoặc biểu lộ) của tình yêu cần này phải có mặt ở mức độ nào đó trong mọi mối quan hệ lành mạnh:
1. Mặt đối mặt
Khi ai đó thực sự yêu bạn, họ sẽ đặt việc “mặt đối mặt” là một ưu tiên. Không có điều gì thay thế cho nó được. Không một dung lượng nào của tin nhắn hoặc email có thể sánh bằng với những lúc bạn dành riêng để nhìn vào người bạn yêu thương. Nói cách đơn giản, khi chúng ta yêu ai đó, chúng ta sẽ đặt ưu tiên cho việc được ở gần với họ.
Khi ai đó thực sự yêu bạn, họ sẽ tin vào bạn ngay cả khi bạn gặp khó khăn để tin vào chính mình. Họ sẽ gánh lấy điều tệ hại nhất nơi bạn và thúc đẩy những điều tốt nhất nơi bạn tăng trưởng hơn nữa. Họ sẽ là người lau khô nước mắt của bạn, chứ không phải nguyên nhân làm bạn khóc. Họ sẽ không bao giờ bỏ bạn.
Tình yêu trung thực có dáng vẻ như vậy.
2. Cạnh bên nhau
Tình yêu biểu lộ chính nó qua việc cùng nhau xây dựng. Tình yêu phát triển mạnh mẽ khi bạn có thể bước vào trong bất cứ tình huống nào với tay trong tay và cạnh bên nhau. Ngay cả những lúc bất đồng, tình yêu mời gọi chúng ta cùng làm việc với nhau. Khi ai đó yêu bạn, họ sẽ sẵn lòng bước bên bạn tay trong tay ngay cả khi hai bạn bất đồng ý kiến. Tình yêu tạo nên sự hiệp nhất chứ không là sự đồng nhất, không phải y hệt như nhau.
3. Lưng dựa vào lưng
Khi ai đó yêu bạn, người ấy sẽ “dòm phía sau” của bạn. Khi hai bạn dựa lưng vào nhau, bạn sẽ đối mặt với những thách thức và ngay cả kẻ thù trong cuộc sống để bảo vệ người bạn yêu. Bạn luôn sẵn lòng bảo vệ người ấy thậm chí phải lãnh nhận nguy hiểm cho mình để bao bọc những người bạn yêu mến. Khi ai đó yêu bạn, họ chữa lành vết thương cho bạn, chứ không làm bạn thương tổn.
“Yêu thương ai đó không có nghĩa là bạn đồng ý với mọi điều họ làm. Nhưng là sự dấn thân của bạn thì lớn hơn những khiếm khuyết của họ.”
4. Từ tay đến chân
Chúa Giêsu là hiện thân của tình yêu và Ngài đã dạy các môn đệ của Ngài tỏ lộ tình yêu qua việc phục vụ. Ngài rửa chân cho họ và truyền cho họ cũng làm như vậy. “Từ tay đến chân” biểu lộ một tư thế phục vụ vì yêu và quên đi bản thân. Khi chúng ta phục vụ ai đó chỉ để được phục vụ lại, chúng ta đang tìm một “mạng nối kết.” Nhưng khi chúng ta phục vụ và không đòi hỏi sự đáp trả, chúng ta biểu lộ tình yêu trung thực.
Chuyển ngữ từ The 4 Measurements of LOVE
Leave a Reply