“Anh không thể sống mà không có em.” “Anh làm cho em cảm thấy được trọn vẹn.” “Không có em, anh thật là vô vọng.” “Anh là cuộc đời của em.” Những câu nói này nghe thật quyến rũ nhưng thứ “tình yêu” này có thể rất nguy hại. Với danh nghĩa “tình yêu,” người ta dễ dàng chịu đựng mọi thứ điên cuồng. Cứ mãi bào chữa và bác bỏ thực tế.
Khi chúng ta định nghĩa tình yêu là áp đảo, chúng ta cảm thấy hoàn toàn hợp lý khi làm người khác ngộp thở với quá nhiều sự quan tâm và chỉ đạo. Và khi chúng ta định nghĩa tình yêu là thỏa thuận tuân thủ, chúng ta cảm thấy mình hoàn toàn không có khả năng và hài lòng để cho phép một người đầy quyết đoán chỉ cho chúng ta cách sống. Tuy nhiên, sự tận tâm cống hiến sai lầm này không thực sự làm chúng ta được toại nguyện. Nó cướp đi khỏi chúng ta sự lành mạnh, sự bình an, niềm vui và tình yêu trung thực từ một mối quan hệ lành mạnh.
Vậy thì làm sao bạn có thể biết? Đây là một vài dấu hiệu cho biết liệu bạn có đang ở trong một mối quan hệ không lành mạnh, vướng víu. Bạn có…
- Làm ngơ về những hành vi vô trách nhiệm?
- Giữ bí mật hoặc chịu đựng sự lạm dụng, lăng mạ, sỉ vả, chửi rủa?
- Hy sinh để che đậy lỗi lầm của người kia?
- Cố gắng để phục vụ mọi ước muốn của một kẻ lười biếng?
- Quy phục những đòi hỏi của một người đang tức giận?
- Bào chữa?
- Tìm cách để hợp lý hóa những hành vi xấu?
- Chịu trách nhiệm về mọi lỗi lầm bạn không bao giờ làm?
- Giúp kẻ đang nghiện tiếp tục nghiện?
- Nói dối chính mình hoặc với những người khác?
Nếu bạn trả lời “có” với những câu hỏi này, thì bạn đang bị kẹt trong một mối quan hệ đầy cạm bẫy và vướng mắc. Những mối quan hệ này để lại một quá khứ đầy những đau thương, vỡ mộng và lạm dụng. Nhưng quá khứ này có thể được thay đổi nếu bạn sẵn lòng nhìn vào thực tại và thành thật đánh giá bản thân và những mối quan hệ của mình.
Chúng ta thường nhân danh tình yêu để giải cứu những kẻ không chịu động vào việc gì cả. Lần này tới lần khác, chúng ta lại nói: “Đây là lần cuối cùng.”
Vì danh nghĩa của tình yêu, chúng ta chịu đựng bị xỉ vả đến cả họ hàng dòng tộc, bị hành hạ bởi sự thinh lặng, những cơn giận như bão tố, thậm chí cả bạo lực. Chúng ta cố gắng thuyết phục chính bản thân, “Tự thẳm sâu, anh ta thật sự là một người có tấm lòng biết tội nghiệp người khác…anh ấy sẽ thay đổi.” Nhưng anh ấy không bao giờ thực sự thay đổi. Nhân danh tình yêu, chúng ta né tránh khi phải đối mặt với những yêu cầu của một kẻ đang tức giận và chấp nhận để tìm được bất cứ sự yên tĩnh nào chúng ta có thể có. Mà thực sự đâu có mấy yên tĩnh.
Tại sao vậy? Điều gì đã giữ chúng ta lại? Đó là vì sự hiểu biết sai lầm về tình yêu.
Điều chúng ta gọi là “tình yêu” thường không thực sự là tình yêu chút nào cả. Nếu điều chúng ta nghĩ là yêu tiêu diệt chúng ta và người chúng ta quan tâm đến, chúng ta đừng gọi nó là tình yêu. Chúng ta có thể gọi nó bằng nhiều từ ngữ, nhưng nó không là tình yêu.
Chúng ta có thể gọi đó là tình yêu, nhưng mối quan hệ vướng víu là:
- Làm ngộp thở một người đang thiếu thốn về mặt cảm xúc với quá nhiều quan tâm và hướng dẫn.
- Quy phục (cách hiền lành hoặc nhiều kháng cự) những yêu cầu của một kẻ đầy áp đảo.
- Lãnh nhận trách nhiệm cho những lựa chọn của người kia thay vì để người ấy trải nghiệm những hậu quả những quyết định của chính mình.
- Danh tính cá nhân của bạn không còn nhưng bị lồng vào danh tính của người kia, bị họ áp đảo, và nhận vào mình những cảm xúc, giá trị, tư tưởng và hành vi của họ.
- Chuyển đổi vai trò với con cái bạn và mong ước chúng đáp ứng những nhu cầu cảm xúc của bạn.
- Gầy dựng mối quan hệ của bạn trên quyền lực thay vì trên sự tôn trọng lẫn nhau.
Nếu bạn đang lầm lẫn giữa thứ tình yêu giả tạo với tình yêu trung thực, bạn cần một sự đột phá – một sự hiểu biết sâu sắc và sự can đảm để hành động và thay đổi hiện trạng. Một định nghĩa lầm lẫn của tình yêu khiến bạn phải chịu đựng lần này qua lần khác; nhưng một cái nhìn đúng đắn về tình yêu giúp chúng ta nói và hành động cách khôn ngoan để đương đầu với hành vi xấu, ác ý, áp đảo và lạm dụng.
Thay vì “sao cũng được,” chúng ta bắt đầu quan sát chính mình. Chúng ta bắt đầu có thể mời Chúa Giêsu đi vào những gì chúng ta đang cảm nghiệm và lãnh nhận sự hiểu biết mới về tình yêu và những giới hạn Chúa đã đặt ra trong Lời của Ngài. Thay đổi không xảy ra cách nhanh chóng và dễ dàng nhưng bạn có thể dần dần hiểu và sống tình yêu trung thực, tin tưởng cách khôn ngoan, sự tha thứ chân thành và tự do thực sự trong cuộc đời của mình.
Khi nói đến các mối quan hệ yêu thương nhất của chúng ta, chúng ta muốn tin rằng những người quan trọng đối với chúng ta thực sự yêu thương chúng ta. Chúng ta muốn tin rằng chúng ta quan trọng đối với họ. Vì đó là cách AND về mối quan hệ của chúng ta được cấu tạo. Hầu hết những người chúng ta gần gũi, ngay cả những người không yêu thương chúng ta cách đúng đắn, có quan tâm đến chúng ta cách nào đó, nhưng họ quan tâm đến chính họ nhiều hơn. Nếu không, họ sẽ chẳng biết cách để yêu thương.
Dù những lựa chọn của người khác là gì, bạn có thể học hiểu cho chính mình những bí quyết để yêu thương cách tốt lành. Rồi bạn có thể nhận thức và đón nhận tình yêu thực sự khi nó đến với bạn, và đẩy nó xa khỏi bạn khi nó không phải tình yêu đích thực. Bạn có thể học cách để thực sự yêu những người trong cuộc đời của bạn và biết khi nào, cách nào để giúp họ mà không gây hại đến bản thân trong quá trình giúp đỡ.
Tình yêu trung thực trao cho bạn một nơi an toàn để bạn có thể là chính mình; bạn không bị trói buộc bởi ước muốn để cứu chữa, bảo vệ cách quá đáng, điều khiển hoặc lạm dụng…hoặc là do nhu cầu chứng tỏ mình.
Tình yêu trung thực tôn trọng người kia với những gì họ là và vui mừng đón nhận sự khác biệt một cách lành mạnh.
Tình yêu trung thực chân thành ước muốn điều tốt nhất cho người kia. Nó đặt trong trái tim chúng ta ước muốn để vui thích và trân trọng người kia chỉ vì họ là chính họ.
Nhờ việc khám phá và sống theo kế hoạch của Chúa về tình yêu, bạn có thể mở rộng cánh cửa tự do tránh khỏi những mối quan hệ đầy vướng mắc và tìm được cho bạn khả năng để yêu cách khôn ngoan và được yêu mến lại.
Bài viết này được lấy từ cuốn sách mới nhất của Dr. Tim Break Through, When to Give In, How to Push Back
Chuyển ngữ từ 10 Signs of an Unhealthy Relationship
Phong says
Sẽ như thế nào nếu hôn nhân xảy ra điều đó. Và có cách giải quyết nào êm thấm ko?
Trongsach says
Bài này là cho những người chưa bước vào hôn nhân để giúp họ ý thức được mối quan hệ họ đang có và nhận xét. Đã cưới rồi thì ad đề nghị bạn đọc bài này:
https://www.trongsach.com/anh-ta-hoi-vo-minh-chi-mot-cau-hoi-moi-buoi-sang/
và bài này https://www.trongsach.com/bai-giang-cua-thanh-gioan-kim-khau-cho-epheso-522-24/