Bài này được chuyển ngữ từ Breast Cancer Risk from The Pill [New and Revised]
Thuốc viên gây nên bệnh ung thư vú thế nào?
Hai loại hoóc-môn quan trọng nhất điều khiển sự sinh sản là các loại estrogens và các loại progestins. Thuốc uống ngừa thai được chế từ các loại estrogens và/hay progestins tổng hợp. Nhiều thí nghiệm đã chứng tỏ rẳng những hoóc-môn này làm cho các tế bào vú nơi người nữ phân chia nhanh chóng hơn[1] và làm các tế bào này dễ bị ảnh hưởng bởi caxinogen—các hóa chất gây ung thư.
2) Đâu là bằng chứng để biết thuốc viên tránh thai và ung thứ vú có liên hệ với nhau?
Năm 2005, World Health Organization liệt kê thuốc tránh thai qua đường miệng là chất gây ung thư nhóm I—phân loại nguy hiểm nhất được biết đến. [2] Ngoài ra, một phân tích toàn diện* được xuất bản trong Kỷ yếu Mayo Clinic tháng 10 năm 2006[3] tìm thấy rằng 21 trong 23 nghiên cứu hồi cứu đã được thực hiện từ năm 1980 cho thấy phụ nữ dùng thuốc uống tránh thai trước khi sinh đứa con đầu tiên có trung bình 44% nguy cơ phát triển ung thư vú loại trước giai đoạn mãn kinh [x. Bảng A/Table A]. Nguy cơ này tăng đến 52% cho phụ nữ dùng thuốc viên ngừa thai ít nhất 4 năm trước khi sinh đứa con đầu lòng của họ. (Uống thuốc ngừa thai càng sớm tuổi càng tăng nguy cơ).
3)Bệnh ung thư vú nguy hiểm thế nào?
Ung thư vú là ung thư hàng đầu thế giới nơi phụ nữ và là nguyên nhân phổ biến nhất làm tử vong bởi các bệnh ung thư nơi người nữ ở Mỹ tuổi 20 đến 59. Trong nước Mỹ, khoảng 211,000 người nữ được chẩn đoán là mắc bệnh ung thư và hơn 43,000 người chết từ bệnh này[4]. Điều này có nghĩa là khoảng 1 trong 5 người nữ sẽ mắc bệnh ung thư vú tại một điểm trong đời họ và 1/8 những người nữ này sẽ chết vì căn bệnh này. Sử dụng thuốc viên ngừa thai, đặc biệt là trong năm trẻ tuổi, sẽ làm tăng nguy cơ cho người nữ ấy mắc bệnh ung thư vú cách đáng kể. Nguy cơ này được tăng cao hơn khi kết hợp với những yếu tố gây ung thư vú khác chẳng hạn như phá thai, điều trị bằng phương pháp hoóc-môn (chẳng hạn như estrogen bổ sung), lịch sử gia đình về ung thư vú, và những yếu tố khác.
4) Một số thuốc ngừa thai tăng nguy cơ hơn những thuốc khác không?
Vâng. Các nghiên cứu cho thấy nguy cơ ung thư vú tăng gần gấp ba lần cho những phụ nữ sử dụng Depo-Provera 2 năm hoặc hơn trước tuổi 25. [5]
5) Thuốc uống tránh thai còn có ảnh hưởng đến những loại ung thư nào khác?
Thuốc tránh thai làm giảm nguy cơ ung thư buồng trứng và ung thư tử cung, trong khi chúng làm tăng nguy cơ của cổ tử cung và ung thư vú. [6] Vì ung thư vú là phổ biến hơn nhiều so với ba loại ung thư phụ khoa, hiệu quả tổng thể của thuốc viên thì bất lợi cho phụ nữ.
6) Có những nguy cơ nào khác từ biện pháp tránh thai?
Vâng. Tác dụng phụ nổi tiếng của thuốc uống ngừa thai bao gồm tăng tần suất các cục máu đông, huyết áp cao, và các cơn đau tim, cũng như chứng đau nửa đầu, trầm cảm, mất ham muốn tình dục, và một loạt các rối loạn khác. Ít được biết đến đó là thuốc tránh thai và progestin tiêm (như Depo-Provera) làm tăng đáng kể nguy cơ nhiễm và lây nhiễm HIV (virút AIDS). [7,8] Ngoài ra, các nghiên cứu y tế nêu ra cách rõ ràng rằng thuốc tránh thai đôi khi hoạt động bằng cách gây ra việc xảy thai sớm. [9]
8) Làm thế nào tôi có thể bảo vệ bản thân mình? (câu hỏi số 7 không có trên trang web)
Những yếu tố nguy cơ của bệnh ung thư vú mà ta đã biết có thể tránh được: sử dụng hoóc-môn (kể cả biện pháp tránh thai dùng hoóc-môn), phá thai, uống rượu nhiều, béo phì và tiếp xúc với bức xạ. Thêm vào đó, mỗi đứa trẻ người nữ mang thai sẽ giúp giảm cách đáng kể nguy cơ ung thư. Cho con bú hàng tháng giảm nguy cơ ung thư vú, và việc có con khi con trẻ tuổi hơn. Một vài thứ thuốc (chẳng hạn như raloxifene) được sử dùng sau mãn kinh để giúp làm mạnh xương được thấy giảm nguy cơ ung thư vú sau thời kỳ mãn kinh các đáng kể và mọi người nữ có nguy cơ cao nên dùng đến nó.[10]
9) Nếu biện pháp tránh thai nội tiết tố rất nguy hiểm, những chọn lựa nào cặp vợ chồng có thể dùng?
Kế hoạch hóa gia đình theo phương pháp tự nhiên (NFP) không dùng chất hóa học nào hay phẫu thuật và không gây nên nguy cơ ung thư vú. Không nên nhầm lẫn phương pháp này với phương pháp theo chu kỳ kinh nguyệt của thời trước. Kế hoạch hóa gia đình theo phương pháp tự nhiên được dựa trên việc quan sát chất nhầy nơi cổ tử cung của người nữ và (cho một số phương pháp) những triệu chứng khác nữa. Một trong những nghiên cứu lớn nhất của NFP (bao gồm 19.843 phụ nữ và được thực hiện ở Ấn Độ bởi nhóm WHO) cho thấy tỷ lệ mang thai là 0,2 trên 1000 phụ nữ hàng năm.
Các phương pháp của NFP đã được dùng để chẩn đoán và điều trị một loạt các rối loạn sinh sản của người nữ bao gồm cả vô sinh. Vấn đề y tế khác nhau (ví dụ, chuột rút kinh nguyệt quá mức và chảy máu), mà đôi khi được điều trị bằng hormone tránh thai, có thể điều trị một cách an toàn hơn nhiều với các phương tiện ít độc hại (ví dụ, magiê / canxi bổ sung và / hoặc các sản phẩm ibuprofen).
10) Làm thế nào tôi có thể tìm hiểu thêm về nguy cơ ung thư vú từ thuốc tránh thai?
Bất cứ ai cũng có thể tải về bài viết phân tích của Mayo Clinic bằng cách nhấn vào: www.MayoClinicProceedings.com. Ngoài ra, mười một mười bảy chương trong cuốn sách Breast Cancer, Its Link to Abortion and the Birth Control Pill cũng nói về nguy cơ ung thư từ thuốc ngừa thai. [6]
11) Tôi có thể tìm thông tin về Kế hoạch gia đình tự nhiên ở đâu? (cho những người sống trong nước Mỹ)
Billings Ovulation Method Association (888) 637-6371 www.Boma-usa.org
Couple to Couple League (513) 471-2000 www.ccli.org
Family of the Americas (800) 443-3395www.familyplanning.net
National Conference of Catholic Bishops (202) 541-3240 www.usccb.org
Northwest Family Services (503) 215-6377 www.nwfs.org
One More Soul (800) 307-7685 www.OMSoul.com
Pope Paul VI Institute (402) 390-6600 www.popepaulvi.com
References
1. Anderson T, Battersby S, et al. Oral contraceptive use influences resting breast proliferation. Hum. Pathol. 1989; 20: 1139-1144.
2. World Health Organization International Agency for Research on Cancer. IARC Monographs. July 29, 2005.
3. Kahlenborn C, Modugno FM et al. Oral contraceptive use as a risk factor for premenopausal breast cancer: a meta-analysis. Mayo Clin Proc. 2006;81(10):1290-1302.
4. Breast Cancer Facts and Figures 2003-2004. American Cancer Society. (www.cancer.org)
5. Skegg DCG, Noonan EA, et al. Depot medroxyprogesterone acetate and breast cancer [A pooled analysis of the World Health Organization and New Zealand studies]. JAMA. 1995:799-804.
6. Kahlenborn C. Breast Cancer, Its Link to Abortion and the Birth Control Pill. One More Soul, Dayton, 2000.
7. Ungchusak, et al. Determinants of HIV infection among female commercial sex workers in northern Thailand: results from a longitudinal study. J Ac Immune Defic Syn Hum Retro. 1996. 12: 500-507.
8. Mostad SB, et al. Hormonal contraception, vitamin A deficiency and other risk factors for shedding HIV-1 infected cells from the cervix and the vagina. The Lancet 1997. 350: 922-927
9. Larimore WL, Stanford J. Postfertilization effects of oral contraceptives and their relationship to informed consent. Arch Fam Med. 9; 2000: 126-133
10. National Cancer Institute. Study of tamoxifen and raloxifene ( STAR) trial. April 26, 2006. (www.cancer.gov/star)
11. Ryder RE. Natural Family Planning: Effective birth control supported by the Catholic Church. Br Med J. 1993; 307: 723-726.
Leave a Reply